VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O. Box 661162
Sacramento, CA 95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
Website: www.vnn-news.com
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 03 Tháng 09 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Khủng
bố và đàn
áp chẳng lẽ ngồi ghế Bảo an?!?
Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận (số 34, ngày
01-09-2007)
2- Thời Sự Việt
Nam
- Trào Lưu
Blog Ở Việt
Nam
Bạch Thu (Sài
Gòn, 29.8.2007)
3- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Nói với
các bạn trẻ:
Tại sao phải
chống tuyên vận CSVN?
Trương Sĩ Lương
4- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Những
luận điệu vẫn ấu
trĩ, phản
tiến bộ
Phạm Hồng Sơn
5- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Viết
về Hoà Thượng
Thích Quảng Ðộ
Minh Sơn
6- Ðọc Báo Ngoại Quốc
- Coi chừng
thực phẩm
xuất cảng
của Tàu!
MICHAEL E. TELZROW - Sơn Nghị dịch
7- Ðời Sống Quanh Ta
- Bệnh nghiện
nổi tiếng:
Cả "ngôi sao" hay người thường
ai cũng nhiễm
Miki Turnet (MSNBC) - Minh Trang phỏng dịch
8- Gương Xưa Tích Cũ
- Né Ðược
Hay Sao
Mõ Sàigòn
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Khủng bố và đàn áp chẳng lẽ ngồi ghế Bảo an?!?
Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận (số 34, ngày
01-09-2007)
Ðại Hội Ðồng Liên
Hiệp Quốc khóa thứ 62 sẽ bắt đầu khai mạc vào ngày 18-9-2007 và kéo dài đến tháng
12-2007. Chương trình nghị sự sẽ gồm phần thảo luận tổng quát từ ngày 25-9-2007 đến ngày 3-10-2007. Trong phần này có việc bầu 5
"thành viên không thường trực" mới của Hội Ðồng Bảo An, chiếu theo quy luật 142, quyết định 61/402. Theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hội Ðồng này có chức năng và quyền hạn chủ yếu là "duy trì hòa bình và an ninh quốc tế phù hợp với các
nguyên tắc và mục tiêu của Liên Hiệp Quốc" cũng như "giới thiệu cho Ðại Hội Ðồng việc bổ nhiệm Tổng Thư Ký và cùng với Ðại Hội Ðồng bầu ra các Thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế" (ngoài ra còn
nhiều chức năng khác nữa). Thành ra, nói theo kiểu Ðông phương, đây là việc "bình thiên hạ"!
Tại Á Châu, các quốc gia từng ngồi ghế thành
viên không thường trực Hội Ðồng Bảo An là Nhật Bản, Malaysia, Philippin, Nam Hàn, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Ấn Ðộ,
Pakistan và Sri Lanka. Trong khi đó, những quốc gia chưa từng được vinh dự làm loại thành viên ấy có Cambodia, Việt Nam, Lào, Miến Ðiện, Bắc Hàn, Brunei và Mông Cổ. Bốn trong các nước chưa vào này có nền chính trị độc tài chuyên chế và chà đạp nhân quyền dữ dội. Ðó cũng là lẽ thường tình, vì ai cũng rõ trước khi bình thiên hạ thì phải biết "trị quốc", mà muốn trị quốc thì phải "an dân".
Năm nay, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bỗng được nhiều quốc gia Á Châu đề nghị như nước ứng cử vào ghế thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo An với nhiệm kỳ 2 năm. Thành ra Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng sẽ đến New York, Hoa Kỳ và có mặt tại trụ sở Liên Hiệp Quốc vào trung tuần tháng 9, nhân khai mạc Ðại Hội Ðồng khóa 62. Tại đây, ông ta sẽ đọc một bài diễn văn, đồng thời vận động để VNCS trở nên thành viên không thường trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Là người Việt Nam, chúng ta không chống đối việc quê hương mình được ngồi vào ghế thành viên Bảo an ấy, chúng ta chỉ muốn VN phải có tư cách tương xứng với vị trí đáng ngưỡng mộ này. Nhưng nhìn vào thực tế, thì nhà nước CS đã "trị quốc, an dân" thế nào trước khi toan tính bước lên vũ đài quốc tế mong làm công việc "bình thiên hạ"?
Không phải xét đâu xa, chỉ cần nhìn các biến cố gần đây trong nước, khởi từ đầu năm 2007. Trước tiên là loạt đàn áp dữ dội "chưa từng có từ hơn 20 năm nay" đối với phong trào dân chủ, qua việc giam cầm tùy tiện, xét xử phi pháp và kết tội nặng nề nhiều nhà bất đồng chính kiến đấu tranh bất bạo động (toàn những tòa án phi công lý, thế mà đòi được bầu các thẩm phán của Tòa án Công lý hoàn vũ!) Tiếp đến là việc đàn áp thẳng tay và thô bạo hàng ngàn dân oan khiếu kiện đất đai, mà rõ nét nhất là trong đêm 18 rạng ngày 19 tháng 07 trước Văn phòng 2 Quốc hội CS tại Sài gòn. Ðuổi họ về lại địa phương, lũ cướp ngày tiếp tục cho các dân oan tay trắng này những lời hứa cuội kèm nhiều hăm dọa, khiến từ hôm 03-08-2007, họ lại lục tục lên Sài Gòn, ra Hà Nội và lại tiếp tục gặp phải những bộ mặt quan lớn dửng dưng chai lỳ, những bộ mặt chó săn điên cuồng tàn bạo, những bộ mặt bồi bút vô tâm gian dối.
Ðộng lòng từ bi, ngài Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, một trong hai lãnh đạo tối cao của Phật giáo Thống nhất, đã sai vị Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Giáo hội là Thượng tọa Thích Không Tánh dẫn một phái đoàn ra Hà Nội cứu trợ Dân oan khiếu kiện, với cùng số tiền 300 triệu đồng VN như ngài Hòa thượng đã phân phát
cho đồng bào tại Văn phòng 2 Quốc hội ở tại Saigon hôm 17-7. Thế nhưng lối "trị quốc an dân" của Cộng sản chính là dùng lực lượng công an giải tán khối Dân oan biểu tình trước tân Trụ sở Tiếp dân tại số 110 Cầu Giấy và ngăn chận không cho ai vào đường này từ hôm 21-8, rồi đến sáng 23-8 thì bao vây, cướp giật và thô bạo áp giải về đồn vị Thượng tọa đang hiện thân đức Bồ Tát cứu khổ cứu nạn để trừng trị ngài. Chưa hết, tại đây, viên Thứ trưởng Công an, thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, sau một màn vu khống thóa mạ Giáo hội Phật giáo Thống nhất, đã thóa mạ vu khống đám dân oan (đang bị các đồng chí đồng đảng đồng nghiệp của ông "nướng trên lò bạo ngược, đẩy xuống hố tai ương") với những lời lẽ như sau: "Cái gọi là Dân oan khiếu kiện đó chỉ là những kẻ xấu, kẻ giả mạo. Họ giàu có bạc triệu, bạc tỉ, nhưng họ bị xúi giục mà đi khiếu kiện để quấy phá Nhà nước. Tôi cấm ông cứu trợ, vì cứu trợ là giúp cho bọn xấu này"!?!
Hai hôm sau, ngày 25-8-2007, ba cơ quan ngôn luận lớn nhất của CS Hà Nội là đài VTV3, Thông Tấn Xã Việt Nam và báo Nhân Dân liền phối hợp cùng nhau "đánh hội đồng" dân oan và các vị lãnh đạo Phật giáo. Những cái loa vô liêm sỉ này vu cáo Thượng Tọa Thích Không Tánh đã "cấu kết với các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong ở nước ngoài, lợi dụng tôn giáo và một số phần tử cơ hội chính trị trong nước để âm mưu dụ dỗ, mua chuộc những người khiếu kiện, kích động họ tham gia biểu tình". Những chiến sĩ dân chủ tại Hà Nội tiếp tay hỗ trợ dân oan như anh Nguyễn Khắc Toàn thì bị báo Nhân Dân vu khống là "một kẻ đầu cơ chính trị", trợ lực Thượng tọa Không Tánh để "phục vụ ý đồ của mình"; như chị Lê Thị Kim Thu, dân oan khiếu kiện trường kỳ và là một hạt nhân của phong trào dân oan tranh đấu, thì bị báo Nhân Dân chụp cho cái mũ "hung hăng khiếu kiện, còn kích động, lôi kéo người khác gây rối lung tung"!
Ðang khi ấy ở Sài gòn, các chiến sĩ dân chủ Khối 8406 như Vũ Thanh Phương, Lư Thị Thu Duyên, Lư Thị Thu Trang, Lương Văn Sinh đang hỗ trợ dân oan tái khiếu kiện thì bị phong tỏa, hăm dọa, bắt đi thẩm vấn. Còn đồng bào miền Tây và một số quận huyện nội ngoại thành Sài Gòn tiếp tục biểu tình khiếu kiện trước Văn phòng 2 Chính phủ số 7 đường Lê Duẩn hay Văn phòng Tiếp dân 2 của Trung ương số 210 đường Võ Thị Sáu thì lại lâm vào cảnh như 27 ngày khiếu kiện trước đây: ăn đợi nằm chờ, ngủ bờ ngủ bụi, biểu ngữ căng lên liền bị cướp lấy, diễu hành trên lộ bị chặn trước chặn sau, trước đôi mắt cú vọ của đám công an mật vụ ngày ngày rình rập và cái nhìn dửng dưng của đám "đầy tớ nhân dân" đêm đêm toan tính mọi cách làm họ nản lòng.
Ðiều mỉa mai trơ trẽn hơn nữa trong trò "trị quốc an dân" kiểu cộng sản là báo Nhân Dân cứ lập lại cái điệp khúc bịp bợm cũ mèm: "Nhà nước của dân, do dân, và vì dân" và cả câu nói của Hồ Chí Minh, tên tội đồ số một dân tộc: "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân"!?! Nhưng mồm ngoác lên "của dân, do dân, và vì dân"
bao nhiêu thì CSVN càng không dám và không muốn đứng ra giải quyết khiếu kiện bấy nhiêu, cứ bao che, đùn đẩy, đổ vấy trách nhiệm cho nhau mãi. Qua chuyện dân oan đi khiếu kiện, báo Nhân Dân còn đánh phèng la rằng phải "cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo của nhân dân để kích động chống phá Nhà nước, gây rối trật tự công cộng".
* Thật ra, nói Cộng sản không hoàn toàn "an dân" thì chưa đúng hẳn. Ðảng cũng có một lối an dân riêng, nói cho chính xác
là trấn an, là làm an lòng hai hạng người trong xã hội. Trước hết là đám đồng chí, đồng đảng, đồng lõa, đồng bọn đã gây ra những vụ tham nhũng tầy trời mà vì để tránh cơn phẫn nộ của nhân dân, đảng tạm thời cho chúng vào nhà đá. Tuy nhiên đảng đã trấn an chúng thế này: nhờ các chú đã khéo chia chác và chạy chọt, đồng thời để bảo vệ uy tín đảng và làm an lòng những đảng viên cao cấp có dính líu, nên đảng sẽ cải đổi tội danh các chú từ ghê gớm thành bình thường, chuyển án phạt các chú từ nặng nề thành nhẹ bổng. Hãy chịu khó ở tù vài năm, đóng vai trò Lê Lai cứu chúa, đảng sẽ qua những dịp ân xá và đặc xá mà kíp trả lại tự do cho!!! Ðó là điều vừa xảy ra qua vụ xử án Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc PMU 118, ngày 7-8-2007 mới rồi, với mức án dành cho y là 13 năm tù (6 năm tội đánh bạc, 7 năm tội đưa hối lộ, không có tội tham nhũng và tội rút ruột nhiều công trình quan trọng). Người dân trong nước lắc đầu ngao ngán bất mãn trước công lý của chế độ "của dân, do dân, vì dân" này,
nhưng nhiều ông lớn trong Bộ chính trị và Trung ương Ðảng, trong Viện kiểm sát, Bộ Công an, thậm chí cả con rể TBT Nông Ðức Mạnh có dính líu vào vụ nầy đều đã thở phào nhẹ nhõm nhờ kiểu "an dân" đặc biệt của đảng ta!
Hạng người thứ hai được đảng trấn an để đến lượt họ trấn an quần chúng, đó là nhiều vị lãnh đạo tinh thần, chức sắc tôn giáo vốn đã trở thành đồng minh và đồng lõa với đảng. Ðảng ban cho họ nhiều ân huệ, nghĩa là đủ thứ giấy phép tổ chức, xây dựng, xuất ngoại. Tổ chức lễ hội hoành tráng, xây dựng thánh thất hùng vĩ, xuất ngoại du lịch viếng thăm. Nhiều vị được trớn đang giở trò "mục vụ xin tiền" hết sức xấu hổ, mất cả thanh danh, làm tổn hại uy tín của cộng đồng giáo hội. Có khi đảng còn làm an lòng họ bằng giấy khen, huy chương, huân chương "đại đoàn kết dân tộc"! Dĩ nhiên cũng phải đáp lễ, làm đảng an lòng lại bằng cách đem tiếng thơm "nhà nước cho tự do tôn giáo" ra hải ngoại, mang bạc (đôla) về quốc nội cho nhà nước, nhất là dâng lên đảng thứ vàng ròng là sự im lặng: im lặng trước sai lầm và tội ác của đảng, trước cảnh khốn cùng của dân oan khiếu kiện, công nhân đình công, lao nô xuất khẩu, trước những phiên tòa kết án bất công các nhà đối kháng dân chủ và các lãnh đạo tinh thần đồng đạo hay đồng nghiệp.
* Thành ra chiến dịch biểu tình rầm rộ đòi nhân quyền của đồng bào tại Hoa Kỳ, trước trụ sở LHQ suốt thời gian Ðại Hội Ðồng nhóm họp và bầu Thành viên không thường trực, cũng như chiến dịch của mọi đồng bào khắp thế giới viết thư đến vị đại sứ của nước mình ở LHQ, yêu cầu ông đưa ra điều kiện để bỏ phiếu cho VN trở nên TVKTT là VN phải cam kết tôn trọng mọi nhân quyền và dân quyền, chiến dịch đó là hoàn toàn chính đáng, đáng hoan nghênh và ủng hộ. Bằng không thì hãy vận động cho được khoảng 65 quốc gia thành viên bỏ phiếu chống (hơn 1/3 tổng số thành viên LHQ là 192 quốc gia) để ngăn CSVN chiếm chỗ vinh dự này. Vì chẳng lẽ đàn áp khủng bố lại nghiễm nhiên ngồi vào ghế Bảo an?
BAN BIÊN T
P BNS Tự Do
Ngôn Luận
=END=
2- Thời Sự Việt
Nam
- Trào Lưu Blog Ở Việt Nam
Bạch Thu (Sài
Gòn, 29.8.2007)
Blog là một dạng nhật ký trực tuyến (online) và người sử dụng đưa lên mạng internet mọi chủ đề họ quan tâm từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, giải trí... cho đến việc mô tả đời sống riêng tư của mình để mọi người khác có thể xem.
Blog cũng được xem như một dạng phương tiện truyền thông của cá nhân nhưng có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội. Một blog nổi tiếng có thể định hướng được dư luận xã hội.
Ðáp ứng nhu cầu xã hội
Cũng cần phải nhắc lại rằng truyền thông Việt Nam do nhà nước quản lý và kiểm soát chặt chẽ nên thông tin đều mang tính định hướng rõ rệt.
Từ đó xuất hiện một nhu cầu tất yếu là người đọc ở Việt Nam buộc phải tìm kiếm những luồng thông tin phi chính thống khác để có thể cập nhật được những diễn biến xã hội mang tính chất nhạy cảm ở Việt Nam.
Các blog "nổi tiếng" ở Việt Nam thường đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm "thông tin ngoài luồng" như sự việc xảy ra ở vũ trường New Century hay đồng bào khiếu kiện ở trước Văn Phòng Quốc Hội II.
Một nhu cầu khác đó là sự bức xúc trước các vấn nạn của một xã hội đang trên con đường phát triển đầy rẫy những bất cập ở Việt Nam.
Blogger thường là những người nhạy cảm với những vấn đề xã hội và luôn mong muốn được thể hiện sự quan tâm của mình đối với những chuyển biến của đất nước.
Trong khi đó, do những hạn chế về vấn đề quản lý nên báo chí trong nước thường không thể phản ánh một cách đầy đủ và kịp thời những bức xúc của họ. Vì thế, blog trở nên một "sân chơi" phù hợp để họ thực hiện "khát vọng" cải biến xã hội.
Blog và chủ nghĩa cá nhân
Blog ra đời xuất phát từ ý tưởng muốn đề cao chủ nghĩa cá nhân và chính bản thân nó cũng phản ảnh chủ nghĩa cá nhân rất rõ. Mỗi một blogger là một cá nhân có những quan điểm và sở thích riêng hoàn toàn khác biệt với những cá nhân khác.
Thực tế cũng cho thấy rằng blog có được sự thu hút mạnh mẽ của giới trẻ Việt Nam chính là nhờ vào "luồng gió mới mát lành" của chủ nghĩa cá nhân.
Những blog nổi tiếng ở Việt Nam như blog của Joe, một anh chàng người Canada nhưng nói tiếng Việt rất sành, thu hút được đông đảo bạn trẻ Việt Nam chính là nhờ cá tính không thể nhầm lẫn với bất cứ người nào khác cộng với sự dí dỏm, châm biếm trong từng bài viết.
Mỗi một quan điểm, một sở thích riêng của Joe cũng đều rất "khác người" và chính điều đó đã thu hút một lượng fan hâm mộ Joe đông đảo.
Mỗi người đều theo đuổi một giá trị khác nhau nên có cách biểu lộ không ai giống ai, cần tôn trọng giá trị đó của họ.
Friedrich von Hayek, một kinh tế gia nổi tiếng từng đoạt giải Nobel cũng cho rằng: "Chủ nghĩa cá nhân là sự tôn trọng cá nhân với tư cách là một CON NGƯI, tức là sự thừa nhận các quan điểm và sở thích riêng của anh ta là tối thượng trong phạm vi riêng của anh ta, bất chấp những quan điểm đó thiển cận thế nào; và lòng tin rằng xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn nếu mỗi người được tự do phát triển tài năng và khuynh hướng cá nhân của mình.
Chủ nghĩa cá nhân có nguồn gốc lâu đời từ đạo Thiên Chúa Giáo (Christianity)
và triết học cổ đại Hy Lạp và La Mã, được hoàn thiện thời kỳ Phục Hưng (Renaissance) để trở thành cái mà người ta vẫn gọi là Văn minh Âu Châu".
Tôn trọng quan điểm của từng cá nhân chính là góp phần xây dựng một nền văn minh mà Việt Nam muốn xây dựng trong tương lai.
Albert Einstein, nhà vật lý vĩ đại của thế kỷ 20 cũng từng khẳng định rằng: "Tất cả những gì thực sự vĩ đại và truyền cảm đều được tạo ra bởi những cá nhân sáng tạo trong tự do".
Blog mang lại một giá trị tự do thật sự, nơi đó mọi người có thể trình bày quan điểm riêng, có thể sáng tạo những tác phẩm và truyền cảm hứng sáng tạo đấy cho người khác. Sự hưởng ứng của giới trẻ đối với văn chương trên mạng là một ví dụ điển hình.
Còn trong tác phẩm nổi tiếng "Bàn về tự do", John Stuart Mill, triết gia người Anh khẳng định rằng: "con người phải được tự do hình thành ý kiến và tự do bày tỏ ý kiến không chút giấu giếm". Bởi vì, "bản chất con người không phải là cái máy được chế tạo ra theo một khuôn mẫu và nhằm làm đúng một công việc định trước, mà nó giống như cái cây cần được lớn lên và phát triển ra mọi phía tùy theo khuynh hướng của sức mạnh bên trong nó, cái sức mạnh làm cho nó là một sinh vật".
Các blogger Việt Nam chắc chắn không phải là những cái máy để các nhà quản lý uốn nắn theo một khuôn mẫu được định dạng sẵn. Cần phải để nó được tự do phát triển thì mới phát huy được sức mạnh của cộng đồng blogger Việt Nam.
Những hoạt động thiện nguyện của cộng đồng blogger Việt Nam như "Nhật ký ung thư" của Trần Tuyên, tâm sự của một người mẹ trên blog Hoahuongduong đều xuất phát từ những nhu cầu tự phát, do chính bản thân các blogger phát động và nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều blogger cả trong và ngoài nước.
Cái xấu, mà những nhà quản lý lo lắng nếu có xảy ra trên blog, thì sẽ bị cộng đồng blog tẩy chay, đó là điều chắc chắn.
Hoạt động quản lý
Tuy thế, bộ Thông tin và Truyền thông (CSVN) đang muốn tìm cách quản lý blog bởi vì họ nhìn nhận được ảnh hưởng sâu rộng của blog đối với đời sống xã hội ở Việt Nam.
Trong buổi hội thảo "Blog trong thế giới thật" hôm 21.08 vừa qua ở Sài Gòn, ông Trần Thế Tuyển - Phó Cục trưởng Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn: "Các vị đại diện cho người cung cấp và sử dụng Internet, các cơ quan báo chí có những ý kiến xác đáng góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước về báo chí truyền thông, các cấp có thẩm quyền tạo hành lang thông thoáng cho báo chí nói chung và dịch vụ Internet phát triển, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới...".
Tuy nhiên quản lý và kiểm soát blog là một vấn đề rất phức tạp.
Thứ nhất về mặt kỹ thuật không cho phép các cơ quan chức năng thực hiện được điều đó bởi vì các dịch vụ blog được cộng đồng blogger Việt Nam sử dụng hiện nay như Yahoo 360 hay Blogger đều có máy chủ đặt ở nước ngoài và do các "đại gia" như Yahoo, Google quản lý.
Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc gây áp lực với các tập đoàn đó để họ cho phép việc nhà nước kiểm duyệt blog. Trung Quốc có thể gây áp lực được bởi vì họ có một thị trường rất lớn nên dễ dàng gây sức ép cho các "đại gia". Nếu như áp dụng biện pháp "bức tường lửa" như lâu nay chính phủ Việt Nam vẫn thực hiện đối với các trang web được xem là "nhạy cảm" thì sẽ gây ra một phản ứng không thể lường trước được hậu quả từ một cộng đồng blogger Việt Nam đang ngày một lớn mạnh.
Thứ hai, đa số các nước có trình độ phát triển công nghệ thông tin cao trên thế giới đều không đề cập đến vấn đề quản lý blog. Bởi vì các nước ấy cho rằng blog là một nơi riêng tư để mọi người bày tỏ chính kiến, cảm xúc và đời sống riêng tư của mình. Việc quản lý blog là một việc làm lợi bất cập hại.
Quan điểm của blogger Công Lý và Sự Thật, một blogger có nhiều bài viết thu hút trong giới viết blog, bàn về vấn đề quản lý blog của các cơ quan chức năng nhà nước phần nào nói lên được tâm tư của những người viết blog: "Viết blog là viết sự thật, chính xác, khách quan, trung thực. Không vu khống, không đổi trắng thay đen (nói xấu), không mạo danh, nhân danh cá nhân mình
phát biểu, đó là quyền tự do ngôn luận của công dân được Hiến pháp Việt Nam cho phép mà không ai có quyền xâm phạm đến quyền cá nhân này"./.
=END=
3- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Nói với các bạn trẻ: Tại sao phải chống tuyên vận CSVN?
Trương Sĩ Lương
Từ ngàn xưa, các bộ môn về nghệ thuật ca diễn, âm nhạc là một thứ vũ khí bén nhọn đã đóng góp không nhỏ vào sự chiến thắng của một đoàn quân, hay tầm vóc lớn hơn là một quốc gia. Ở Trung Hoa thời Hán Sở tranh hùng, Lưu Bang (Hán) đã sử dụng chiến thuật "văn công du kích" hay địch vận bằng cách cho người xâm nhập vào các doanh trại của binh sĩ Hạng Võ (Sở), khơi dậy những bài tình ca quê hương rất mùi của Sở quốc với nội dung thương nhớ quê nhà để làm mềm lòng địch. Ðêm đêm những bài ca ru hồn ấy cứ rót vào tai đạo quân viễn chinh bách chiến bách thắng của Hạng Võ, khiến cho tinh thần quân sĩ sa sút vì nỗi nhớ quê nhà. Chiến dịch tâm lý ấy đã là một tác động lớn vào sự sụp đổ đạo quân hùng mạnh của Hạng Võ.
Thời nay, trong
cuộc chiến quốc cộng, cả hai bên đều sử dụng tối đa các bộ môn văn nghệ, nhất là sáng tác hùng ca, chiến đấu ca, tâm động ca, bi ai ca... để kích thích tinh thần chiến đấu của binh sĩ, hoặc ru ngủ đối phương để giành chiến thắng cho mình.
Dưới thời VNCH vào giai đoạn CS xâm lăng quyết liệt, Cục Chính Huấn cũng đã tạo được những bài hùng ca tuyệt vời và đã kích thích mạnh mẽ vào tinh thần quân nhân, góp phần vào những trận chiến thắng như chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị, Bình Long, An Lộc v.v... Nhưng ngược lại ở hậu phương cũng có một vài ba tên phản chiến, hoặc bị móc nối "ăn cơm quốc gia thờ ma CS", hoặc cán bộ văn hóa nằm vùng, đã sáng tác những bài ca yếm thế, chất đầy tinh thần chủ bại, làm nản lòng chiến sĩ ngoài mặt trận. Chính những tên "văn công du kích" này đã góp phần vào sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam năm 1975.
Từ khi có làn
sóng người Việt tỵ nạn trốn chạy cộng sản ra hải ngoại, Cục Tuyên Vận CSVN cũng không ngừng cấy những mạng lưới theo đoàn người bỏ nước ra đi để chờ lệnh thi hành công tác. Ban đầu họ chỉ xoáy vào tâm lý thương nhớ quê nhà của tập thể người Việt hải ngoại bằng những loạt video hình ảnh quê hương nơi chôn nhau cắt rốn: ruộng đồng, làng xóm, con đường, cây đa, khóm trúc, bụi chuối sau hè... lồng trong những ca khúc nhẹ nhàng, ngọt ngào như "quê hương là chùm khế ngọt... quê hương nếu ai không nhớ... sẽ không khôn lớn thành người..." để khơi động tình thương nhân bản theo lẽ tự nhiên sẵn có trong mỗi con người Việt Nam.
Mục tiêu của họ là dụ người về thăm quê hương qua chiến dịch "cởi trói" để kiếm ngoại tệ, nuôi sống chế độ đang thoi thóp trước sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản toàn cầu; đồng thời làm lu mờ sức chiến đấu của người dân không chấp nhận cộng sản.
Thế rồi, như tằm ăn dâu, sau khi phá sập những tổ chức kháng chiến bằng cách cấy mạng lưới tình báo vào các tổ chức, đoàn thể chính trị này - mà mục tiêu duy nhất là làm mất niềm tin nơi quần chúng chống cộng - họ bắt đầu thi hành sách lược móc nối, mua chuộc mạnh hơn; đồng thời lôi các mạng lưới (đã cấy từ lâu) bò dậy hoạt động công khai, thi hành điệp vụ chia rẽ, chích bên này, đâm bên nọ, tạo mâu thuẫn để người này ghét người kia, tổ chức này ghét tổ chức nọ, cấu xé nhau, gây thù hận, thậm chí còn đưa nhau ra tòa tại các quốc gia sở tại, kiện tụng rùm beng v.v... Thế là họ đã thành công.
Trở lại đề tài tuyên vận, ngoài việc tung ra hải ngoại những văn hóa phẩm như CD, video, DVD, sách vở... bán công khai tràn ngập thị trường với giá rẻ mạt, phá nát kỹ nghệ băng nhạc của nghệ sĩ người Việt quốc gia, họ còn đưa những đoàn văn công ra hải ngoại - nhất là những nghệ sĩ đã thành danh dưới thời VNCH để thu hút số khán giả mến mộ ngày xưa, những nghệ sĩ này dễ được chấp nhận hơn vì họ đã có cảm tình từ trước. Dĩ nhiên, có nhiều nghệ sĩ đã thoát thân bằng cách tị nạn chính trị, về với cộng đồng người Việt không cộng sản; nhưng một số khác vẫn hoạt động vì quyền lợi riêng tư hoặc vì trả ơn mưa móc cho đảng.
Tiếp theo là những đợt ca sĩ thuộc thế hệ trẻ, tân thời hơn, ca diễn những loại nhạc lai căng, nhảy múa điên cuồng vô thưởng vô phạt v.v... Có thể những nghệ sĩ trẻ tuổi này được chỉ thị, hoặc bị lợi dụng, hoặc họ không hề biết vai trò của chính mình, nhưng mục tiêu ma mánh của CSVN vẫn là mũi dùi tấn công, tạo ra những tranh cãi, dẫn tới chia rẽ trầm trọng hơn trong tập thể người Việt tị nạn trước việc chống hay bênh giới nghệ sĩ trẻ này. Ngay trong một gia đình cha con cãi nhau, giận hờn cũng chỉ vì những tranh cãi phi lý này. Thế là họ đã đạt được mục đích.
Ðể lừa đảo những người nhẹ dạ, họ ru nhẹ bằng cụm từ "giao lưu văn hóa"
nhưng chỉ giao lưu một chiều. Nghĩa là họ độc quyền tung ra thị trường hải ngoại những sản phẩm mang tính chất "du kích văn hóa" tự do, vì hải ngoại là xứ tự do. Chính kẽ hở tự do là môi trường dễ dàng để họ lợi dụng. Nghệ sĩ từ trong nước cũng nhập cảnh tự do và cũng tự do tổ chức những buổi ca nhạc qua các mạng lưới nằm vùng. Còn những nghệ sĩ quốc gia hải ngoại có được quyền về trình diễn công khai trong nước không? Họ có dám cho các nhạc sĩ Hưng Ca như Nguyệt Ánh, Việt Dzũng và những thành viên khác về hát nhạc đấu tranh "Trả ta sông núi" không? Chắc chắn là không! Họ chỉ chấp nhận cho những thành phần theo họ để làm cái loa tuyên truyền cho đảng và nhà nước? Còn những văn hóa phẩm hải ngoại có được tự do lưu hành trong nước hay không? Chắc chắn những sản phẩm ấy sẽ bị nhà nước tịch thu, nghiêm cấm. Như thế mà họ vẫn tuyên truyền cho chiêu bài "giao lưu văn hóa" thì thật là quái đản!
Vì vậy, bao lâu
CSVN còn chủ trương "giao lưu văn hóa" một chiều là bấy lâu chúng ta có bổn phận và có quyền chống lại chiến dịch tuyên vận của họ. Ðây là xứ tự do, là hậu cứ an toàn nhất của chúng ta, nghĩa là họ được quyền đến đây ca hát tuyên truyền xám dưới nhiều hình thức như du kích chiến thì chúng ta cũng được quyền đả đảo, tẩy chay công khai, có tổ chức lớp lang, và nhất định vạch mặt, đưa ra trước công luận những tên nằm vùng đang trà trộn trong cộng đồng, ăn lương và nhận công tác tay sai cho VC.
Ðối với những khán giả đi xem hát, ngoại trừ một số nhỏ có mục tiêu rõ ràng, hoặc có liên hệ mật thiết với những người bên kia...
Còn đại đa số, chúng tôi tin rằng, hoặc vì hiếu kỳ, hoặc vì mê nhạc nên đã vô tình bị nhóm tổ chức lợi dụng để móc tiền và làm công cụ cho họ tuyên truyền trên các tờ báo đảng ở trong nước: "Văn công của đảng ta tới đâu cũng được Việt kiều ủng hộ". Có nghĩa là cộng đồng hải ngoại đã thôi chống cộng. Xin được đặt một câu hỏi rất đơn giản: "Như vậy có ảnh hưởng tới mầm đấu tranh cho tự do dân chủ của người dân trong nước hay không?" Dĩ nhiên là có, vì những nhà đấu tranh và đồng bào khiếu kiện đang sống trong sự kềm kẹp, luôn luôn mong chờ tiếng nói và sự tiếp tay của chúng ta. Vậy, đồng bào nở lòng nào chỉ vì "vài giờ mua vui" mà vô tình tạo ra nhiều nỗi khó khăn cho tập thể người Việt tị nạn CS; đồng thời gián tiếp hà hơi, tiếp sức cho chế độ CSVN mạnh miệng tuyên truyền và mạnh tay tiêu diệt cao trào dân chủ đang vùng dậy trong nước.
Không cần lý luận thì chúng ta cũng đã thấy chính những văn công, những người chạy cờ, những người tổ chức đã tạo ra sự chia rẽ giữa hai phía chống đối và ủng hộ một cách khoa học. Ðó là mục tiêu chính yếu mà bộ phận tuyên truyền cần đạt tới. Càng tạo thêm mâu thuẫn, nghi kỵ; càng tạo thêm giận hờn trong cộng đồng người Việt tỵ nạn; càng tạo thêm xáo trộn trong đời sống của người Việt ly hương vốn quá nhiêu khê là công tác tuyên vận của VC được coi như đạt kết quả.
Lời kết
Rồi đây chế độ độc tài cộng sản sẽ phải sụp đổ, hoặc bị xóa tan bởi trào lưu dân chủ tự do của nhân loại. Thế nhưng, chúng ta không thể ngồi chờ tự nó biến thể! Vì bao lâu đại họa cộng sản còn độc quyền cai trị là bấy lâu dân tộc còn bị đọa đày trong một xã hội tha hóa, luân thường đạo lý bị xóa bỏ, nhân phẩm của con người bị phá nát chưa bao giờ có trong lịch sử dân tộc Việt.
Ðã đến lúc các bạn trẻ phải đứng lên, mạnh bước đi làm cuộc cách mạng nhân bản để đưa dân tộc ra khỏi hố sâu bệ rạc từ thân đến tâm. Tên tuổi của bạn trẻ sẽ đi vào lịch sử của dân tộc Việt! Hãnh diện thay, một Nguyễn, một Trần, một Lê, một Lý.... sẽ nối kết với hàng trăm, hàng vạn, hàng triệu Nguyễn Lý Lê Trần khác để tạo thành một biển lửa kiên cường, thiêu đốt những âm mưu chia rẽ, vô hiệu hóa những đòn thù, những chông gai mà cha anh đã bước qua. Các bạn sẽ là những người trẻ mang đầy nhiệt huyết kiêu hùng của cha anh, xóa tan màn vô minh, dẹp bỏ độc tài cộng sản và dựng lại cơ đồ cho thế hệ kế tiếp hồi sinh trong tự do dân chủ.
Ðã làm trai sống trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông.
Trương Sĩ Lương
=END=
4- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Những luận điệu vẫn ấu trĩ, phản tiến bộ
Phạm Hồng Sơn
Những ngày gần đây các phương tiện truyền thông (báo viết, truyền hình, báo mạng,...) của Nhà nước Việt nam (dưới sự "lãnh đạo" của đảng cộng sản) đã đồng loạt viết bài có tính đả kích, chụp mũ, bôi nhọ những người có tấm lòng hảo tâm, bác ái thực hiện công việc trợ giúp cho những người dân oan đang đi khiếu kiện tại Sài gòn và Hà nội. Trong số những người đó, báo chí Việt nam viết nhiều về ba nhân vật: Lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ - viện trưởng Viện hóa đạo thuộc Giáo hội phật giáo Việt nam thống nhất (hiện chưa được Nhà nước Việt nam công nhận), người đã được trao giải thưởng Rafto của Na-uy có uy tín quốc tế về Nhân quyền; Thượng tọa Thích Không Tánh- trưởng ban từ thiện xã hội thuộc Giáo hội phật giáo Việt nam Thống nhất, và ông Nguyễn Khắc Toàn - một cựu chiến binh và là người đã được trao giải thưởng đấu tranh về nhân quyền của Tổ chức Human Rights Watch, tổ chức bảo vệ nhân quyền có uy tín trên thế giới có trụ sở tại Hoa kỳ (đã từng chỉ trích cả giới chức Hoa kỳ về nhiều vấn đề nhân quyền).
Những bài báo trên Nhân Dân, Quân đội nhân dân, An ninh thế giới, Lao động, Tiền phong, Le Courrier du Vietnam,
VTV1,...và bản tin của TTXVN tựu trung lại cùng muốn cho độc giả hiểu: 1. Nhân dân đi khiếu kiện đông người là do sự kích động, xúi giục của người khác. 2. Các vị chân tu thuộc Giáo hội phật giáo Việt nam thống nhất đi giúp đỡ đồng bào dân oan là có mục đích "chính trị". 3. Cá nhân ông Nguyễn Khắc Toàn là người có tiền sự không tốt đẹp, hành động vì "cơ hội chính trị". 4. Tất cả những người đang giúp đỡ đồng bào dân oan là kích động gây rối an ninh, trật tự, theo chỉ đạo của các " thế lực thù địch ở nước ngoài", " phản dân hại nước". (1)
Về điểm 1:
Xin trích dẫn một số ý kiến:
- "Vấn đề giá đất, thưa Quốc hội, đây là một trong những vấn đề mà trong lãnh đạo, điều hành, trong quản lý của Chính phủ đang là khó khăn, vướng mắc rất nhiều và Chính phủ cũng tốn rất nhiều thời gian về vấn đề này" (Trích phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 31/03/2007. Nguồn: VietNamnet).
- "Tôi nhấn mạnh đến trách nhiệm của chính quyền địa phương và trách nhiệm của các cơ quan chức năng thuộc Chính phủ. Phải có sự chuyển động từ trên xuống dưới về mặt trách nhiệm, chúng ta mới có thể giải quyết vấn đề khiếu kiện đông người" (Trích trả lời phỏng vấn của Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền ngày 31/07/2007. nguồn: Vietnamnet).
- "Người dân khiếu nại hết tháng này sang tháng khác, có
những người tôi tiếp tháng này, tháng sau họ lại đến gặp. Mình quen mặt họ. Nhiều người dân đến khiếu nại nói rằng, mặc dù bộ Tài nguyên môi trường có văn bản yêu cầu địa phương giải quyết, nhưng đến giờ địa phương vẫn chưa có động tĩnh gì. Họ cũng phản ánh những trường hợp giải quyết không thỏa đáng, thậm chí có trường hợp thách thức trong giải quyết khiếu nại của người dân", "Chúng ta đã nói nhiều về chuyện địa phương nào để dân khiếu kiện mà không xử lý thì Chủ tịch ở địa phương đó phải chịu trách nhiệm và phải bị xử lý. Nhưng chúng ta đã xử lý ai? Chưa thấy xử lý ai về việc này cả. Trong khi đó, khiếu kiện nhiều, thậm chí, khiếu kiện vượt cấp nhiều, khiếu kiện đông người. Như vậy là, chúng ta chưa nghiêm trong việc xử lý trách nhiệm.", "Năm ngoái, làm thử thống kê những vụ chúng tôi đã giải quyết, có đến 80% ý kiến người dân khiếu nại là đúng." (Trích trả lời phỏng vấn của nguyên Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực ngày 26/07/2007. Nguồn: Vietnamnet).
Như vậy, chỉ căn cứ vào những phát biểu trên đây của những người đang và đã nắm quyền trong chính thể hiện tại, có thể thấy rõ luận điệu cho rằng người đi khiếu kiện là do sự xúi giục của những "kẻ xấu" là hoàn toàn sai trái, là
ý đồ nhằm che đậy sự thật đau đớn thiệt thòi mà nhiều người dân đang phải gánh chịu. Việc khiếu kiện đông người hay tầng lớp dân oan đang hình thành ngày càng lớn là hậu quả của một chính sách điều hành yếu kém, vô trách nhiệm và đang bế tắc của những người nắm quyền.
Về điểm 2:
Việc các vị chân tu tham gia trợ giúp những cảnh đời lầm than của dân oan không chỉ thể hiện một trách nhiệm công dân mà đó cũng chính là thể hiện tấm lòng từ bi của Ðạo Phật, thể hiện phẩm hạnh đầu tiên của Phật tử là tấm lòng Hiến tặng. Không kể đến những người tu hành, là một người bình thường cũng phải biết rung động, xót xa trước những cảnh thiệt thòi, oan khuất của đồng bào, đồng loại. Thể hiện một thái độ ủng hộ "một chế độ đa nguyên, đa đảng, đại diện đầy đủ cho 80 triệu dân" (trích lời Lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ) là việc làm cần thiết của mọi người yêu chuộng tự do, lo lắng cho cuộc sống chung của cả cộng đồng, đó cũng chính là tinh thần Ðạo Bát chính của Phật pháp trên con đường diệt trừ "Vô minh". Trong khi
nhiều phật tử khác của Nhà nước hiện nay luôn phải xưng tụng khẩu hiệu "Ðạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội", đó có thể là tâm niệm của một số phật tử, chúng ta tôn trọng trên tinh thần tự do, nhưng đáng tiếc nếu ai đó vẫn còn ủng hộ cho một chủ nghĩa phi khoa học đã bị thực tế loại bỏ thì con đường diệt trừ "Vô minh" sẽ phải dài thêm ra thôi.
Về điểm 3:
Các bài báo đã tỏ ra không công bằng khi nói tới tiền sự của ông Nguyễn Khắc Toàn, các tác giả đã không đề cập chi tiết năm 2003 trước tòa ông
Nguyễn Khắc Toàn đã biện hộ và bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc của phiên tòa gián điệp "công khai" (cử tọa phải có giấy phép mới được tham dự!) và tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế, nhiều cơ quan ngoại giao của Hoa kỳ, Châu Âu,...phản đối phán quyết của "tòa án". Về những vấn đề tố tụng của ông Nguyễn Khắc Toàn như các báo đề cập vào năm 1979, 1983, nếu giả định đó là sự thật, thì cho tới nay những án tích đó (nếu có) đã đương nhiên bị xóa bỏ, coi như chưa bị kết án (theo điều 63 bộ luật hình sự). như thế các tác giả đã không hiểu biết pháp luật hay cố tình "đánh lận con đen". Hơn nữa, nếu một người đã có những sai lầm trong quá, mà hiện tại trở thành một người có tinh thần dấn thân vì xã hội như ông Nguyễn Khắc Toàn thì người đó càng xứng đáng được động viên và hoan nghênh.
Việc cho rằng ông Nguyễn Khắc Toàn là "kẻ cơ hội chính trị", tôi không hiểu rõ ý của tác giả khi chụp cho ông Nguyễn Khắc Toàn "danh hiệu" đó liệu có phải ý muốn nói ông Nguyễn Khắc Toàn là người biết nắm lấy cơ hội để làm chính trị giúp dân giúp nước không, nếu đúng như thế, tại sao lại không ủng hộ ông Nguyễn Khắc Toàn? Còn nếu tác giả muốn ám chỉ ông Nguyễn Khắc Toàn là tư lợi trong công việc chính trị thì theo tôi giải pháp hiệu quả nhất để chứng minh điều đó là để ông Nguyễn Khắc Toàn tham gia lãnh đạo cùng với những nhà chính trị khác trong chính quyền hiện nay để xem ông Nguyễn Khắc Toàn có "cơ hội" hơn những vị lãnh đạo hiện nay không. Nếu không, danh hiệu " cơ hội chính trị" gắn cho ông Nguyễn Khắc Toàn không có sức thuyết phục, đó chỉ là một nhận xét cá nhân đã thoát khỏi sự thận trọng cần thiết.
Về điểm 4:
Việc nói những người đi giúp đỡ dân oan là kích động dân chúng gây rối là một âm mưu vu khống nhằm đe dọa những tấm lòng từ thiện và cô lập, đẩy những người dân oan vào bước đường cùng. Chúng ta hãy xem lại những lời tâm tình của Lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ khi đến với hàng trăm dân oan tại Sài gòn ngày 17/07/2007: "Yêu cầu chính phủ phải giải quyết cho đồng bào thỏa đáng, đừng để cho đồng bào phải tiếp tục sống trong khổ cực. Xin đồng bào đừng vì quá bức xúc mà làm những chuyện quá khích". Bất kỳ một Nhà nước văn minh nào cũng phải đảm bảo cho người dân thể hiện những bức xúc, bất bình của cá nhân hoặc tập thể một cách công khai, ôn hòa và phải coi đó là một cơ chế cảnh báo sớm các sai lầm trong quá trình vận hành của xã hội. Những người giúp đỡ về tinh thần, hiểu biết, tạo điều kiện về vật chất và phương tiện cho những người muốn thể hiện bức xúc (nhân dân khiếu kiện chẳng hạn) cần phải được khuyến khích và bảo vệ. Những phương tiện như máy tính, điện thoại di động, camera, biểu ngữ chẳng phải là những phương tiện tối cần thiết cho việc biểu tỏ bức xúc, bất bình và chia sẻ bức xúc, bất bình một cách ôn hòa hay sao?
Hệ thống đoàn thể xã hội do Nhà nước công nhận hiện nay liệu có còn hoạt động hay không khi không thấy một đại diện của Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội người cao tuổi, Mặt trận tổ quốc,...có mặt trợ giúp, động viên, thăm hỏi giúp đỡ những người dân oan đang sống cảnh tạm bợ ở quanh các văn phòng tiếp dân trung ương? Chính những người không thuộc các tổ chức của Nhà nước đang giúp đỡ dân oan là những người đang tự nguyện đảm nhận thay công việc của các Hội đoàn xã hội hợp pháp hiện nay, họ đang góp phần xây dựng nền tảng công bằng cho một xã hội an ninh trật tự theo ý nghĩa đứng trên lợi ích của người dân, chứ không phải một xã hội im lặng có lợi cho giới cầm quyền.
Phương châm đối ngoại của Việt nam "sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước", sau thời kỳ khủng hoảng suy thoái trầm trọng của chính sách chỉ quan hệ với các nước XHCN, vẫn chưa thấy báo nào của Việt nam phê phán hoặc đặt dấu hỏi "sẵn sàng làm bạn cả với những nước có chính thể phản động?". Trong khi đó, người dân trong nước có những quan hệ, trao đổi và nhận một số trợ giúp của đồng bào hải ngoại để trợ giúp cho dân oan thì nhiều tờ báo Việt nam dễ dàng qui chụp là "thế lực thù địch", là "phản nước hại dân". Liệu có phải một số nhà báo Việt nam đang cố tạo ra những từ ngữ truyền thống với phản nghĩa truyền thống hay không? Khi đề cập những tiêu cực, bất công của xã hội có nghĩa là "thù địch"? Khi làm cho người cầm quyền phải có trách nhiệm có nghĩa là
"phản dân hại nước"? Phải chăng những người lãnh đạo cộng sản hoặc những người đang còn " yêu" chế độ XHCN đã quên mất rằng cần phải đứng về phía những người dân oan đáng thương đó, trong số họ đa phần là thuộc giai cấp nông dân và đang trở thành những người vô sản thực sự. Những người chấp bút các bài báo đó chắc đã quên rằng những đồng bào hải ngoại đang quan tâm trợ giúp dân oan cũng là "khúc ruột ngàn dặm" đó sao? Họ có thể không ủng hộ hoặc phản đối mô hình chính trị hiện tại, nhưng rõ ràng những việc họ đang làm chính là vì lợi ích của người dân, những người đang chịu cảnh thiệt thòi, oan ức của chính sách quản lý xã hội hiện nay.
Việc Viện hóa đạo thuộc Giáo hội phật giáo Việt nam thống nhất có một "quĩ cứu tế dân oan" tới vài trăm triệu đồng cũng cho thấy khi một Hội đoàn hay một cá nhân không được Nhà nước ủng hộ, nhưng có tấm lòng quảng đại cứu giúp những dân oan thiệt thòi vẫn có thể nhận được sự ủng hộ, đóng góp từ đồng bào Việt nam ở khắp nơi. 300 triệu đồng Viện hóa đạo thuộc Giáo hội phật giáo Việt nam thống nhất dự định gửi giúp tới những dân oan tại Hà nội ngày 23/08/2007 vừa qua là một số tiền lớn so với gia sản của một cá nhân bình thường, nhưng chỉ là con số rất nhỏ so với những thiếu thốn, nhu cầu của những người dân đang khiếu kiện và cũng là nhỏ so với số tiền "lót tay" hay
"giải trí"
của một số đảng viên cộng sản đã phải hầu tòa trong thời gian gần đây, nhưng việc chuyển số tiền đó tới đồng bào đã bị chặn lại ngay trước những bàn tay đang cần giúp đỡ. Chính những người dân oan sẽ là người hiểu hơn ai hết ai là người vì dân ai là người đang có những hành động "phản dân hại nước".
Vài lời kết thúc: Một chính quyền có thể dùng các biện pháp mạnh để giấu bớt đi những bức xúc, bất công của xã hội trong một thời gian, nhưng điều đó chưa bao giờ là giải pháp làm cho xã hội ổn định hơn. Một hệ thống truyền thông do chính quyền kiểm soát có thể tạo ra một làn sóng thông tin sai lệch, nhưng sẽ chỉ làm gia tăng hiệu ứng ngược khi chính quyền đó đã mất tín nhiệm nơi dân chúng. Những người dấn thân đứng về phía những nạn nhân của một chính sách, một chính thể có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn, nguy hiểm, nhưng phía sau họ luôn là đông đảo đồng bào họ và những người yêu chuộng tự do, công lý.
Phạm Hồng Sơn
30/08/2007
(1) Xin tham khảo các bài: "Vạch trần trò "đánh lận con đen" của Thích Quảng Ðộ và đồng bọn" (Nhân dân 25/08/2007),
"Chặn đứng một âm mưu gây rối an ninh trật tự" (TTXVN 25/08/2007),
"Thích Quảng Ðộ và các tham vọng chính trị đội lốt tôn giáo (Nhân dân 28/08/2007), "Lật mặt những kẻ phản động kích động người khiếu kiện gây rối" (Quân đội Nhân dân 26/08/2007), "Họ đang mưu toan điều gì" (Quân đội Nhân dân 28/08/2007), "Bộ mặt thật những kẻ chủ mưu kích động người khiếu kiện gây rối" (Tiền phong 26, 27/08/2007), "Mưu đồ biến khiếu kiện thành biểu tình chống chính quyền" (Lao động 27/08/2007), "Các phần tử cơ hội chính trị ngày càng lộ rõ bản chất phản động" (Lao động 25/08/2007), "Lật mặt những kẻ phản động kích động người khiếu kiện gây rối" (Sài gòn giải phóng 28/08/2007),"Ông Quảng Ðộ và hành động gây rối an ninh trật tự xã hội" (An ninh thế giới 29/08/2007), "Une
organisation rebelle dementelee par la police" (Le Courrier du Vietnam 02
Sept 2007)...
=END=
5- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Viết về Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ
Minh Sơn - UBYTNKK
Liên tiếp trong nhiều ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam, báo Nhân dân, đài Tiếng nói việt nam, báo Quân đội nhân dân, báo Tiền phong... đồng loạt đăng tải các bài viết chỉ trích, đả phá Hoà thượng Thích Quảng Ðộ. Nội dung các bài được đăng tải giống nhau đến nỗi tưởng như được nhân bản, chỉ khác chút ít là ở tít đầu. Các bài viết đều thừa nhận có đông người ở các địa phương khác nhau kéo đến cơ quan nhà nước ở Tp Sài Gòn và Hà Nội, để khiếu kiện. Tuyệt nhiên không thừa nhận đó là biểu tình. Tất cả đều có chung khẳng định: bọn phản động ở nước ngoài móc nối với bọn cơ hội chính trị trong nước đứng đầu là Thích Quảng Ðộ lôi kéo, xúi dục, kích động nhiều người tham gia biểu tình chống đảng, nhà nước.
Nhiều báo chí nước ngoài và dư luận trong nước mỉa mai: Việt Nam có biểu tình lúc nào mà có chuyện Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ cầm tiền đi phân phát cho dân biểu tình. Ðúng vậy, khi các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Sài Gòn, Hà Nội thì báo chí Việt Nam im hơi lặng tiếng, cho đến giờ thì tập trung huy động cả một lực lượng báo chí khổng lồ chỉ trích, đả phá cái gọi là "bọn phản động lưu vong và bọn cơ hội chính trị trong nước" mà điển hình là Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ. Vấn đề là tại sao đảng, nhà nước Việt Nam lại mở chiến dịch đả phá Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ với quy mô chưa từng có như hiện nay. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính sau đây:
1.Vấn đề tôn giáo đang là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay; Hoà thượng Thích Quảng Ðộ đang có sự ảnh hưởng lớn đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Lẽ thường thì các hoạt động tôn giáo ở việt nam phải tuân theo sự hướng dẫn của đảng CSVN, chịu kiểm soát của đảng. Nhưng vị Hoà Thượng này đã bất chấp nguy hiểm, kiên quyết đấu tranh đòi tự do dân chủ, nhân quyền, đấu tranh cho hoạt động độc lập của tôn giáo, không chịu sự kiểm soát của đcsvn. Ðể thực hiện được mục tiêu ấy cái giá mà ông phải trả là đã phải vào tù ra tội nhiều lần, với thời gian gần 30 năm. Vậy mà con người ấy vẫn không chịu khuất phục; cho đến ngày nay, càng ngày ông càng có ảnh hưởng to lớn ở trong nước và quốc tế. Ông đã làm cho "nhiều người" hằn học, và tất nhiên họ phải tìm mọi cách loại bỏ ông ra khỏi thế giới tôn giáo nói chung, giáo hội phật giáo trong nước nói riêng.
2. Mâý năm gần đây, tình hình khiếu kiện của công dân vượt cấp, đông người diễn ra ngày càng gia tăng và phức tạp tại các cơ quan TW ở Hà nội và Sài Gòn, làm cho đảng, nhà nước lúng túng trong việc xử lý. Ðặc biệt các sự kiện biểu tình diễn ra mới đây với quy mô chưa từng có đã làm cho đảng, nhà nước đau đầu. Trong lúc đang tính phương sách xử lý thì đột nhiên Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ xuất hiện trước công chúng đang tham gia biểu tình; động viên, hỗ trợ kịp thời cho đồng bào đang gặp những khó khăn do chính quyền ngăn cấm tiếp tế, hạn chế các điều kiện sinh hoạt đối với những người tham gia biểu tình. Vì vậy được dân chúng nhiệt liệt chào đón. Việc làm này đã làm cho đảng, nhà nước Việt Nam phật ý, tức giận.
3. Ðảng, nhà nước nhận thấy ở lòng dân đã không yên, báo hiệu sự không bình thường trong đời sống xã hội Việt Nam đã có mầm mống. Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đã không còn
tác dụng, do đã quá mất lòng tin đối với nhân dân. Vì vậy, đảng, nhà nước sẵn sàng vén tay xử lý đến tận gốc rễ. Hoà thượng Thích Quảng Ðộ là khởi đầu cho chiến dịch này. Ðể trấn an, đánh lạc hướng dư luận, các cơ quan thông tin của đảng, nhà nước đã mở chiến dịch tổng tấn công, bới lông tìm vết đối với Hoà Thượng, gán ghép nhiều tội danh để có cớ xử lý theo định hướng và để tung hoả mù cho thế giới khỏi lên án.
4. Thực hiện ý tưởng dập tắt đầu mối lớn nhất trong việc yểm trợ cho những người tham gia biểu tình. Vì những người dân đi khiếu kiện, biểu tình tuyệt đại đa số là dân nghèo, không có điều kiện để đi xa và tham gia dài ngày, buộc phải ngậm đắng nuốt cay chấp nhận cách giải quyết của chính quyền địa phương và thế là xã hội trở lại thời kỳ như những năm trước đây. Một xã hội tốt đẹp, không có biểu tình, không có người dân phản đối chính phủ, đó là chế độ XHCN.
5. Sự cay cú, đố kỵ đối với cá nhân Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ. Vì con người ông là con người không thể khuất phục, một con người suốt đời không chịu khoác chiếc áo của đảng cộng sản ban cho vì nó quá chật. Vậy mà được thế giới ca ngợi, trân trọng; năm 2006, ông được nhận giải thưởng Rafto, và năm nay ông là
một trong ứng viên sáng giá để nhận giải thưởng Nobel. Việc này không thể không chạnh lòng đối với những ai mà đang dưng dưng tự đắc, luôn cho mình là "sáng suốt, vĩ đại".
Tập trung đả phá Hoà Thượng Thich Quảng Ðộ trong lúc
này là một mũi tên trúng nhiều đích. Xem ra đây là việc đáng làm lắm chứ, chỉ có điều là làm thế nào để khỏi lộ rõ bản chất vốn có của mình. Xem ra các phương sách mà các cơ quan ngôn luận của đảng đang tiến hành vẫn còn non tay lắm.
Minh Sơn
Ủy Ban Yễm Trợ Người Khiếu Kiện
Việt Nam, ngày
1 tháng 9 năm 2007
=END=
6- Ðọc Báo Ngoại Quốc
- Coi chừng thực phẩm xuất cảng của Tàu!
MICHAEL E. TELZROW
Sơn Nghị dịch
Lời mở đầu: gần đây hàng loạt thực phẩm đóng hộp (dành cho người và súc vật) và đồ chơi con nít bị trả về Tàu vì khám phá có chứa độc tố. Lối làm ăn vô đạo đức của những nước cộng sản quả thật không lạ lẫm gì đối với người Việt hải ngoại. Cách đây không lâu, hàng loạt hải sản đông lạnh nhập cảng lén lút từ Việt nam qua ngả Thái lan nằm trên bàn cơm của nhiều gia đình người Việt mỗi buổi chiều cũng bị khám phá chứa phoóc-môn. Hàng trăm tấn gạo tháng trước xuất cảng sang Nhật cũng bị trả về vì chứa độc tố. Còn ở trong nước VN thì ôi thôi, độc chất tràn lan, từ phân urê đến thuốc trừ rầy, tất cả đều được sử dụng một cách thoải mái nhằm kiếm lời nhanh chóng, dễ dàng. Ở các nước cộng sản, hai chữ lương tâm và đạo đức có thể chẳng bao giờ hiện diện trong nếp suy nghĩ, cách hành xử của họ. Bài viết sau đây trích từ tạp chí The New American, số tháng 8, nhan đề: The New Chinese Take-Out. Bài
viết nêu rõ những nguy hiểm đối với người tiêu thụ, phân tích kỹ lưỡng từng vấn đề cũng như đề nghị nhiều phương cách đối phó. Tóm lại, mấy tay cộng sản Tàu thế nào thì bọn đàn em cộng sản Việt cũng một ruồng như nhau.
Lucia Cruz, một bà ngoại 74 tuổi người Panama, và ít nhất có đến 365 đồng bào của bà đã chết vì uống nhằm phải thuốc bị hư hoại. Chẳng hiểu làm thế nào mà hóa chất độc hại này lại nằm trong chai thuốc ho do nhà nước bào chế. Thật không ngờ chai thuốc mua không cần toa bác sĩ mà dân chúng Panama cứ tưởng là vô hại lại là tấm hộ chiếu giúp đưa họ sang bên
kia thế giới vĩnh viễn (sic).
Những thầy lang địa phương thoạt đầu lúng túng vì những triệu chứng xuất hiện trên người bà Lucia. Họ không giải thích được tại sao thận của bà lại suy yếu mau chóng đến thế. Không biết xoay vào đâu, họ đưa thẳng bà đến bệnh viện công. Ở đó, họ ngạc nhiên khi thấy nhiều người khác đang được điều trị đều có cùng những triệu chứng kỳ lạ như vậy. Bác sĩ Jorge Motta, giám đốc bệnh viện Gorgas, một bệnh viện hỗn hợp Mỹ - Panama, nghi ngờ đây là sự bộc phát của một cơn dịch truyền nhiễm. Ông nghĩ ngay đến hai loại vi khuẩn độc hại là West Nile (truyền nhiễm do muỗi) và E. coli (thường có trong thực phẩm). Không những ông, mà bác sĩ Cirilio Lawson - Bộ trưởng Y tế - cũng bối rối không hiểu loại vi khuẩn nào lại xâm nhập vào cơ thể con người hàng loạt và tàn phá hệ thống bài tiết mau chóng đến vậy. Họ rùng mình khi nghĩ đến bệnh dịch bùng nổ lan nhanh trong dân chúng qua tiếp xúc, và lúc đó hậu quả không thể nào lường được.
Trong khi các bác sĩ và nhân viên y tế chạy đua với thời gian để tìm ra căn bệnh thì bà Lucia và hàng chục bệnh nhân nằm quằn quại trên giường bệnh vì các bộ phận trong cơ thể bị suy thoái trầm trọng. Ói mửa liên tục, cơn sốt triền miên, bà Lucia nhìn đôi chân sưng vù đến độ khủng khiếp. Chỉ sau vài tuần, bà chết. Cái chết thật đau đớn, nó kéo dài suốt thời gian bà nằm ở bệnh viện. Bệnh viện quyết định thiêu xác vì sợ vi khuẩn lây lan sang người khác.
Phải mất đến mấy tháng sau đó, các viên chức Panama mới xác định được nguyên nhân đưa đến cái chết của bà Lucia. Ðó là chất Diethylene Glycol - một loại độc chất cao thường tìm thấy trong nước chống đông đặc của xe hơi và trong những ứng dụng kỹ nghệ khác. Chính hóa chất này đã làm nhiễm bẩn những chai thuốc ho. Hỡi ôi! Khi tìm cho được căn nguyên của con bệnh chết người thì cả nước đã có hơn 300 nạn nhân chết tốt. Bà Lucia là người thứ 17. Những cuộc điều tra sau đó khám phá ra hóa chất diethylene glycol nằm trong chai thuốc ho bắt nguồn từ Tàu và được chuyển qua cho các công ty ở Tây-ban-nha như một loại glycerine thuần chất 99.5% - một thành tố có vị ngọt vô hại thường thấy trong những loại thuốc tây. Từ những công ty ở Tây-ban-nha, hóa chất lại được sang tay cho công ty Medicom SA ở Panama, và
một lần nữa, nó thoát khỏi sự kiểm tra của phòng thí nghiệm quốc gia. Diethylene glycol còn tìm thấy trong những viên antihistamine và thuốc mỡ bôi da sản xuất từ cùng một công ty Medicom SA.
Truy cứu nguồn nhiễm bẩn
Ðây không phải là lần đầu tiên hóa chất diethylene glycol của Tàu gây ra chết chóc cho người tiêu thụ. Mười năm trước, thế giới chú ý đến hiện tượng hàng loạt trẻ em chết tại Haiti. Hơn 76 em - hầu hết dưới 5 tuổi - chết chỉ vì thận bị hủy hoại một cách kỳ lạ giống như những nạn nhân tại Panama. Những viên chức y tế ở Panama ban đầu cũng rất bối rối vì không tìm ra căn nguyên của căn bệnh. Thận bị hủy hoại ở mức độ cấp tính là một điều rất hiếm xảy ra nơi trẻ em, ngay cả tại Haiti, nơi mà mức độ tử vong của trẻ em tương đối khá cao. Những sự kiện tiếp nối xảy ra tại Haiti thuở đó càng làm cho tình hình thêm phức tạp. Sau cùng, những viên chức của Trung tâm Kiềm chế Bệnh tật đến từ Hoa kỳ tiếp tay với các viên chức địa phương và khám phá ra các trẻ em chết vì hệ thống hô hấp ngưng trệ, cơ bắp trên mặt tê liệt, và tế bào óc hư hoại. Họ nghi ngờ những em bé bị nhiễm trùng nhưng lại không tìm thấy một vi khuẩn nào. Sau một thời gian dài tìm tòi và nghiên cứu khó khăn, cuối cùng họ cũng tìm ra được nguyên nhân. Ðó chính là chất diethylene glycol bị nhiễm bẩn trong loại thuốc trị sốt dành riêng cho con nít. Mỉa mai thay, thuốc dùng để giúp giảm cơn đau cho trẻ em lại gây ra cái chết đau đớn cho hơn 70 trẻ em tại Haiti.
Cùng một chất nằm trong những chai thuốc ho bán tại Panama, những cơ xưởng bào chế thuốc tại Tàu chính là nguồn độc hại. Tiến trình nguồn độc chất này xảy ra giống nhau: từng lố chất hóa học bị giả mạo cho là chất glycerin vô hại bán cho các công ty ở Âu-châu, và các công ty này lại chuyển đến những công ty bào chế dược phẩm. Trường hợp ở Haiti, các viên chức điều tra tìm thấy nguồn chất độc hại phát xuất từ Xingang, Tàu và công ty giao dịch Sinochem International. Theo
bác sĩ Suzanne
White Junod, thuộc cơ quan Kiểm phẩm Hoa kỳ, thì các viên chức Tàu tìm cách cản trở công việc điều tra của bà về nguồn gốc của chất nhiễm bẩn glycerine. Báo cáo của bà về những cái chết của trẻ em tại Haiti xuất hiện lần đầu trên tạp chí Public Health Reports số tháng Giêng/Hai năm 2000 cho thấy chất glycerine không phải được bào chế tại các công ty dược phẩm nhưng tại các cơ xưởng hóa học. Theo bác sĩ Junod, những kẻ môi giới bên
Âu-châu giả mạo giấy tờ kiểm chứng bằng cách sao chụp tên những công ty nổi tiếng rồi dán lên Giấy Chứng nhận Phân tích (Certificate of
Analysis) để che giấu nguồn sản xuất chất glycerin. Khi những nhà điều tra tìm ra được nguồn cung cấp hóa chất từ một cơ xưởng ở Manchurian thì xưởng đã đóng cửa và các giấy tờ bị tiêu hủy hoàn toàn.
Không riêng con người là nạn nhân và chết vì hậu quả của sự làm ăn sai trái của Tàu, súc vật nuôi trong nhà cũng chịu chung một số phận. Mùa xuân năm 2007, cơ quan Kiểm phẩm Hoa-kỳ xác định rằng những nhà sản xuất Tàu đã pha trộn chất gluten với hắc tố (melamine) để làm tăng lượng chất đạm trong sản phẩm của họ. Chất gluten này đã hiện diện trong hơn 60 triệu thùng thực phẩm của chó mèo tại Mỹ. Hậu quả là hơn 8.000 (tám nghìn) con vật bị chết. Con số này chỉ là khởi đầu và phải đợi đến mùa Thu năm nay người ta mới biết chính xác số con vật tử vong lên đến bao nhiêu.
Mậu dịch Tử Thần
Sự khám phá độc chất diethylene glycol và melamine
(hắc tố) trong thực phẩm của súc vật và trong dược phẩm nói lên sự nguy hiểm mà người tiêu dùng phải trực diện. Chính quyền Hoa-kỳ nhận ra một sự thật, chuyện độc tố nằm trong thực phẩm súc vật chỉ mới là phần khởi đầu nhỏ nhoi của một sự thật kinh khủng hơn nhiều. Từ lúc nhận ra hắc tố nằm trong thực phẩm, một danh sách dài dằng dặc liệt kê những sản phẩm nhiễm bẩn với giấy tờ giả mạo được công bố trước công luận, và đây là bằng chứng rõ rệt về lối làm ăn nguy hiểm cố ý tung độc chất vào thị trường thế giới. Từ đồ chơi trẻ em đến kem đánh răng; danh sách này ngày càng dài.
Kem đánh răng nhiễm bẩn và giả mạo sản xuất từ Tàu đầu tiên phát hiện ở Gia-nã-đại, tại tiểu bang Massachusetts, và trong hệ thống nhà tù của Hoa-kỳ. Một biện pháp tạm thời đình chỉ sự nhập cảng kem đánh răng vẫn không giúp ích được gì; vì dân chúng hai nước đã khám phá ra sự nhiễm bẩn trong kem đang tiêu dùng trên thị trường. Các viên chức Y tế cảnh báo dân chúng từ đầu tháng 7 ngay sau khi thực hiện hàng loạt thử nghiệm trên kem đánh răng giả mạo dưới nhãn hiệu Colgate và nhận thấy sự hiện hữu của những vi khuẩn tai hại. Sau khi nhận ra chất diethylene glycol nằm trong kem đánh răng, chính quyền Gia-nã-đại khuyến cáo dân chúng ngưng sử dụng ngay loại kem đánh răng làm tại Tàu. Cùng lúc, những viên chức tiểu bang Massachusetts cũng khuyên người tiêu thụ tránh dùng loại kem đánh răng "Made in China", và
"Colgate" sản xuất từ Nam Phi. Mặc dù cơ quan Kiểm phẩm gửi thông báo khẩn cấp cho dân chúng khoảng đầu tháng 6 nhưng vẫn không ngăn chặn hết loại kem này đến tay người tiêu thụ, vì lẽ những chủ nhân của những cửa hàng bán lẻ đã mua dự trữ từ lâu rồi.
Lá trà, một sản phẩm xuất cảng tiêu biểu của Tàu, cũng nằm trong danh sách độc hại. William Hubard, nguyên ủy viên cơ quan Kiểm phẩm Hoa-kỳ, có lần tiết lộ với Ðài Phát thanh Công cộng Quốc gia (National Public Radio) rằng có hãng Tàu dùng khí thải từ xe hơi để làm khô lá trà. "Ðể làm khô những lá trà nhanh chóng, họ trải chúng lên sàn nhà của một nhà kho, rồi lái những xe vận tải vào trong, nổ máy để những khí thải từ ống khói xe hơi làm khô lá trà." Ông ta tiếp, "Vấn đề là ở chỗ Tàu dùng xăng pha chì, và những chất chì độc hại theo khói xe bám đều lên những lá trà." Ông còn cho biết cơ quan Kiểm phẩm chỉ kiểm tra chừng 1% toàn bộ sản phẩm nhập từ Tàu và thử nghiệm một nửa của 1% này mà thôi.
Nếu mức độ thực phẩm và dược phẩm bị nhiễm bẩn chưa đủ để chúng ta quan tâm thì nay lại thêm đồ chơi trẻ em sản xuất từ Tàu cũng đe dọa sự an sinh với mức độ trầm trọng không kém. Vào trung tuần tháng 6 năm nay, hơn 1,5 triệu bộ xe lửa Thomas & Friends bằng gỗ bị triệu hồi chỉ vì nước sơn có pha chì. Ngay cả hãng mẹ của Thomas & Friend, RC2 Corporation ở Chiacago, và hãng giữ môn bài HIT Entertainment cũng chẳng biết gì về nước sơn có pha chì.
Nước sơn pha chì có cơ nguy dẫn đến hủy hoại hệ thống thần kinh não bộ, và các bậc cha mẹ lo lắng không biết những loại đồ chơi khác có chứa độc chất này hay không. Trẻ em 3, 4 tuổi ở nhà trẻ, là tuổi rất thích đồ chơi, thường hay ngậm những gì nắm trong tay. Ðộc chất chì tráng trên mặt sơn sẽ ngấm dần vào cơ thể của em bé qua đường thực quản. Ðộ nhiễm độc chì có thể dẫn đến sự suy giảm chỉ số thông minh (IQ), khiếm khuyết trầm trọng về việc học, hủy hoại thận, thân xác phát triển chậm, và còn nhiều nguy cơ khác.
Tóm lại, 24 loại đồ chơi bị triệu hồi trong nửa năm đầu 2007 được sản xuất tại Tàu. Theo Ủy ban Sản phẩm An toàn cho người Tiêu thụ (Consumer Product Safety
Commission) thì 60% đồ chơi trẻ em tại Hoa-kỳ nhập cảng từ Tàu.
"OPEC" của Sinh tố C
Ai ai cũng biết sản phẩm của Tàu chiếm tỷ lệ khá cao trong các cửa hàng bán lẻ, nhưng ít ai ngờ Tàu cũng khuynh loát cả thị trường thuốc Sinh tố và dược phẩm nữa. Chín mươi phần trăm (90%) thuốc sinh tố C bán lẻ ở Hoa-kỳ được nhập cảng từ nước cộng sản khổng lồ Tàu. Hiện tượng gần như độc quyền này đến nỗi tờ Wall Street Journal (chuyên về thị trường chứng khoán) phải gọi Tàu bằng hỗn danh "OPEC của sinh tố C", như hiệp hội các nước dầu hỏa bị tố cáo lũng đoạn giá cả. Bốn nhà sản xuất lớn nhất họp ký vào một thỏa ước, và sau đó không lâu, kiềm giữ giá cả nhằm đánh bại sự cạnh tranh tại Hoa-kỳ và Âu-châu. Sự lũng đoạn giá cả khiến những công ty Hoa-kỳ - được điều hành trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh biết tôn trọng quy luật hoàn toàn khác với bầu khí thương mại tại Trung cộng - đâm đơn kiện chống độc quyền. Kết quả của vụ kiện thật không ai ngờ, cơ xưởng cuối cùng bào chế thuốc sinh tố C tại Hoa-kỳ bị đóng cửa vào năm 2006.
Ngoài việc chiếm gần hết thị trường dược phẩm, Tàu thừa thắng xông lên sản xuất 70% thuốc trụ sinh penicillin, 50% số lượng aspirin, và chiếm gần hết thị trường thuốc sinh tố C.
Chẳng ai ngạc nhiên khi thấy chính quyền Tàu vẫn ngoan cố phủ nhận việc họ coi thường tiêu chuẩn quốc tế, mặc dù có quá nhiều bằng chứng quá hiển nhiên và ngày càng nhiều. Trong khi đó hàng triệu người Mỹ không một chút hoài nghi hằng ngày tiêu thụ thực và dược phẩm của Tàu.
Với mức nhập cảng từ Tàu ngày càng tăng đến độ chóng mặt, đời sống và sức khỏe của dân chúng Mỹ ngày càng thấy rủi ro hơn. Ngay với mức nhập cảng tính đến hôm nay, theo Gary Weaver -
giám đốc của Program on Agriculture and
Animal Health Policy, tại Ðại học Maryland, thì trung bình một người Mỹ tiêu thụ khoảng 260 cân thực phẩm đóng hộp nhập cảng. Mức nhập cảng nông phẩm hàng năm lên đến 70 tỉ, gấp đôi sức nhập năm 1997. Ðiều tệ hại là không giống như đồ chơi và quần áo, thực phẩm sản xuất tại Tàu không
hề được ghi xuất xứ trên nhãn hiệu và người tiêu thụ Mỹ đành phải chơi trò may rủi khi mua thực phẩm đóng hộp.
Lõi cốt của Vấn đề
Vấn đề nào ở phía đàng sau hàng loạt thực phẩm sản xuất từ Tàu bị nhiễm bẩn hóa chất? Có phải là do sự tắc trách của một vài viên chức vùng hoặc địa phương trong một đất nước quá rộng lớn không? Người Tàu có kinh qua những lo âu khủng hoảng khi họ chiếm lĩnh thị trường thực phẩm quá nhanh không? Nếu đúng là do bệnh quan liêu của các quan chức địa phương, thì căn bệnh (cố hữu) này có cơ may nào sửa đổi qua sự giám sát chặt chẽ và áp dụng biện pháp chế tài từ Trung ương ở Bắc-kinh không? Hoặc chính Bắc-kinh là căn nguyên của mọi vấn đề? Tạm suy nghĩ đơn giản như thế này: chúng ta có nên tin tưởng vào anh cộng sản khổng lồ khi họ sản xuất hàng loạt thực phẩm và sẽ giữ nguồn xuất cảng an toàn theo đúng hợp đồng; trong khi họ ngày càng kiểm soát nguồn cung cấp thực phẩm cho chúng ta như là một công ty độc quyền không?
Dĩ nhiên chính
quyền Tàu đổ lỗi cho một vài viên chức ăn bẩn chứ chẳng phải đảng cộng sản. Tan Jiangying, một viên chức thuộc cơ quan kiểm phẩm Tàu, lập lại những lời tuyên bố của đảng như một con vẹt: "Một vài nhân viên ăn bẩn thuộc cơ quan kiểm phẩm đã làm xấu hổ cho nhân dân cả nước và chuyện xấu xa này đã lộ ra một vài vấn đề nghiêm trọng." Ông Tan nói rất đúng chỉ một chuyện, đó là chuyện xấu xa này đã lộ ra một vài vấn đề nghiêm trọng. Vấn đề nghiêm trọng là thực tế cho thấy vấn đề chẳng phải một vài viên chức nhưng là cả một hệ thống ăn bẩn ở phía sau (in đậm theo ý người dịch).
Căn cứ vào sự hiểu biết thông thường, được các nhà chuyên môn mậu dịch tán thành và xu hướng truyền thông hỗ trợ, thì có phải nhà nước trung ương tập quyền của Tàu thiếu kiểm soát trên các nhà sản xuất trong nước không? Theo David Fernyhough thuộc cơ quan Hill & Associates, chuyên cố vấn về những rủi ro quản lý cho các công ty ở khu vực Á-châu, cho biết, "Càng xa Bắc-kinh chừng nào thì việc điều hành càng thấy bất ổn chừng nấy, nhất là tại các tỉnh, huyện, và làng xã thì bệnh quan liêu, ăn bẩn của các viên chức càng phổ biến... điều này đã làm cho sự việc càng thêm khó khăn, trì trệ." Ian Coxhead, một giáo sư kinh tế tại đại học Wisconsin-Madison, nói với tờ báo The Why Files rằng những gì đang xảy ra ở Tàu đều rập đúng khuôn mẫu tiêu biểu của một nền kinh tế phát triển: "Nước Tàu, như những nước có nền kinh tế phát triển phi mã, đang nằm trong trạng thái chuyển biến khi những cơ hội tạo nên do thị trường xảy ra dồn dập vượt quá khả năng quản lý của chính quyền có quá ít kinh nghiệm về nền kinh tế tư bản, đặc biệt trách nhiệm về cách điều hành của các công ty và cơ sở quốc doanh, và khả năng của nhà nước trong việc sáng tạo cũng như bổ sung các điều lệ về y tế, an toàn nghề nghiệp...v..v. Với những điều kiện khá phức tạp như thế, sự dối trá và cách điều hành vô trách nhiệm của các công ty quốc doanh tất nhiên phải xảy ra, và đó là nét đặc thù của nền kinh tế Tàu."
Các chuyên viên và học giả có thể phớt lờ đi và ủng hộ nền kinh tế phát triển vượt bực của Tàu nhưng dân chúng Hoa-kỳ lại phản ứng hoàn toàn khác khi cán cân mậu dịch với Tàu quá chênh lệch với hàng nhập vào Hoa-kỳ gần 1 tỷ đô-la.
Một số chuyên viên nhận định là nhà nước khá dễ dãi trong việc quản lý và thiếu kiểm soát từ trung ương đã gây ra tình trạng tham nhũng, bệnh giấy tờ, quan liêu nhưng xem chừng nhận định này đã làm lạc hướng của vấn đề. Câu nói kinh điển của Lord Acton diễn tả tuyệt vời tình trạng hiện nay ở Tàu: "Quyền lực thường làm hư con người, và quyền lực tuyệt đối lại càng dẫn đến thối nát." Nhà nước cộng sản cai trị dân chúng Tàu bằng bàn tay sắt suốt 60 năm nay đã tạo ra một tình trạng thối nát đặc biệt ăn vào tận xương tủy của những người nắm giữ quyền lực trong toàn bộ cấu trúc xã hội, từ thượng tầng đến hạ tầng cơ sở. Cứ mỗi lần tham nhũng dẫn đến việc làm sai trái thì các quan chức lớn luôn đổ tội cho quan chức dưới quyền, trung ương đổ cho tỉnh, tỉnh đổ cho huyện, huyện đổ cho làng xã... làm lạc hướng sự chú ý của dư luận về một sự thật là nguyên cả hệ thống nhà nước thối nát. Chính cái hệ thống đầy quyền lực hiện nay của nhà nước Tàu tạo ra sự thối nát chứ không phải do một vài cá nhân nào đó gây ra (in đậm theo ý người dịch).
Mặc dù Tàu đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới nhưng vẫn duy trì một chính thể cộng sản độc tài tàn bạo với nền đạo lý mơ hồ - đã tạo ra một bầu khí thù nghịch với nền dân chủ Hoa-kỳ.
Sự cố ý vi phạm đạo lý căn bản của nhà nước Tàu nhằm đạt được những thuận lợi bất công đối với phương Tây, và những người lãnh đạo đã luôn xem thường nguyện vọng của người dân. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Tàu đã kiềm chế mãi lực của đồng nhân dân tệ (nhằm trả lương công nhân với giá rẻ mạt), tạo khó khăn trong việc nhập cảng (dẫn đến việc giá cả trong nước tăng vọt đối với dân chúng vốn đã nghèo), và
sử dụng nhân công như những nô lệ để giảm giá thành, mà một ví dụ điển hình ở tỉnh Shanxi phía bắc nước Tàu mới đây vừa bị phát giác sử dụng 576 nhân công nô lệ.
Thế giới nhìn cộng sản Tàu như một trong những nước độc tài dã man nhất sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhà nước khủng bố và hành hạ các tín đồ Phật giáo, Công giáo, và cả các tôn giáo khác nữa. Bắc-kinh đã trấn áp và cầm tù ước tính khoảng 8 triệu người dân - trong đó có nhiều nhà bất đồng chính kiến. Một cách táng tận lương tâm không thể ngờ của nhà nước Tàu là buôn bán những cơ phận của những kẻ tử tội. Theo đài BBC, cơ quan Ghép Cơ phận Anh (British Transplantation
Society) cho biết nhà nước Tàu bán những cơ phận này không có sự đồng ý của tử tội hoặc thân nhân của họ. Chế độ hà khắc "một con" và sự khuyến khích phá thai công khai phổ biến rộng rãi trong tầng lớp dân chúng. Ðiều này cho thấy nhà nước Tàu không hề tôn trọng mạng sống con người và ý niệm vô nhân bản lan dần qua lãnh vực chính trị, rồi từ đó dẫn đến vấn đề mậu dịch phi lý với phương Tây.
Chính Sách Ðáng Nghi Ngờ
Nguyên nhân đưa đến thảm trạng ngày càng tồi tệ và sự kiện một thể chế khó có thể cải tổ của Tàu khiến chúng ta tự hỏi: "Tại sao chính quyền Mỹ lại chịu lép vế và tạo điều kiện cho họ trở thành độc quyền sản xuất từ thực phẩm đến dược phẩm đến quần áo - một nước mà chính quyền từng công khai tuyên bố là thù địch với Hoa-kỳ?"
Mặc dù với nhiều nỗ lực sống chung hòa bình với Tàu, khởi đầu từ tổng thống Nixon, và những thời tổng thống kế vị, Tàu vẫn là một đe dọa về quân sự. Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến hành và công bố kế hoạch tấn công Ðài-loan. Họ không ngần ngại đe dọa cả đất nước Hoa-kỳ chúng ta với vũ khí hạch nhân nhằm đánh lừa dư luận để cuối cùng thực hiện ý đồ thôn tính Ðài-loan. Kế hoạch bao gồm chiến thuật cô lập Hoa-kỳ với các đồng minh trong vùng Thái-bình-dương, tạo cho Nhật và các nước khác quanh vùng vô phương tự vệ trước mộng bá quyền của Tàu. Theo báo cáo của chính quyền Phi-luật-tân, Tàu đã bắt đầu đặt căn cứ trên những đảo hoang quanh vùng. Trong khi đó, Los Angeles và Alaska là hai mục tiêu hàng đầu của hệ thống tên lửa hạt nhân hiện đại của Tàu. Một điều mỉa mai là nhờ quan hệ mậu dịch với Hoa-kỳ tạo cho họ tích lũy tư bản thặng dư để thực hiện mục đích hiện đại hóa quân đội. Hợp đồng đầu tư giúp các nhà tư bản Tàu xâm chiếm thị trường công khố phiếu. Từ đó họ vay mượn hàng triệu mỹ kim từ quỹ đầu tư và quỹ hưu bổng cùng với tiền mặt để nâng cấp vũ trang cho quân đội của họ.
Thế giới đã thấy nhà nước Tàu sẵn sàng làm những việc độc ác như bó buộc phá thai,
buôn bán cơ phận kiếm lời, trấn áp và khủng bố những người bất đồng chính kiến và các mục tử, và sản xuất thực phẩm nhiễm bẩn chất hóa học. Giống như thế, sự bành trướng chủ nghĩa bá quyền của nhà nước Tàu trong vùng Thái-bình-dương và sự ưu thế về mậu dịch là điều quá rõ ràng. Với những thực tại hiển nhiên như thế, người ta băn khoăn tự hỏi có nên chấp nhận để Tàu khuynh loát thị trường thực và dược phẩm không?
Nhãn hiệu Quốc gia Sản xuất
Như trên đã nói, người ta không thể tránh dùng những thực phẩm nhiễm độc sản xuất từ Tàu đơn giản bằng cách không mua thực phẩm với nhãn hiệu "Made in China". Mặc dù trên thực tế tổng thống Bush, cách đây 5 năm, đã ký sắc luật Farm Security and Rural
Investment bắt buộc nhãn hiệu phải ghi rõ tên quốc gia xuất xứ đối với những mặt hàng thịt bò, thịt cừu, thịt heo, đồ biển, nông phẩm, và đậu phụng. Ðảng Cộng hòa, với áp lực của những nhà sản xuất cho rằng thêm gánh nặng cho họ, vì thế sắc luật này bị đình hoãn chưa được thi hành.
Tổng thống Bush, được đa số đảng cộng hòa ủng hộ, đã vô hiệu hóa sắc luật này cho đến tháng 9, năm 2008. Áp lực chính trị về những sự kiện nghiêm trọng xảy ra dồn dập trong những tháng qua chắc chắn sẽ buộc Quốc hội xem xét lại sự chậm trễ thi hành sắc luật này. Cho đến khi có quyết định của Quốc hội, người tiêu thụ không cách gì phân biệt được hàng hóa tiêu thụ sản xuất từ Tàu. Chẳng bao lâu sau sì-căng-đan thực phẩm súc vật, cơ quan Kiểm phẩm báo cáo một danh sách gồm 257 mặt hàng bị trả về Tàu trong đợt tháng 4 vừa qua. Gia-nã-đại và Mễ-tây-cơ cũng trả về 23 và 140 mặt hàng. Những mặt hàng gồm có sữa đậu nành đông bị trả về vì nhiễm bẩn, cá đông lạnh nhiễm khuẩn salmolnella cùng với một số hóa chất độc hại khác. Danh sách còn kể thêm trái cây khô, thạch làm bằng táo, dầu ôliu, hải sản đông lạnh, và cá thu.
Sự chậm trễ thi hành sắc luật buộc ghi rõ xuất xứ trên nhãn hiệu đã khiến một số nông gia tự mình tạo ra thị trường bằng cách phân phối trực tiếp nông phẩm đến tay người tiêu thụ, nhất là từ khi xảy ra vụ thực phẩm bị nhiễm bẩn. Qua việc phân phối nông sản trực tiếp, họ đã loại trừ tổn phí môi giới, và giảm được giá bán. Việc buôn bán trực tiếp này ngày càng tăng trong toàn cõi Hoa-kỳ, và rất nhiều nông gia tự mình kiểm soát nguồn cung cấp thực phẩm.
Một công ty bảo toàn thực phẩm còn đi một bước xa hơn. Công ty Food for Health
International tại tiểu bang Utah quyết định sẽ in nhãn hiệu với chữ "China-free", nghĩa là không phải hàng nhập cảng từ Tàu, với nghĩa bóng là không bị nhiễm độc. Chủ tịch công ty, ông Frank Davis, mới đây nói với hãng
Reuters rằng
"...việc chúng tôi
làm là phản ảnh những gì báo chí loan tin về thực phẩm Tàu."
Sắc luật bắt buộc ghi rõ quốc gia xuất xứ trên nhãn hiệu bảo đảm quyền lợi của người tiêu thụ, và giúp họ chọn lựa mặt hàng theo ý thích. Ðiều này có thể dẫn đến việc tẩy chay mặt hàng nhập cảng từ Tàu, và chắc chắn sẽ đẩy mạnh sức sản xuất nội địa. Nhưng nên nhớ, nhãn hiệu không phải là phương thuốc trị bá bệnh vì người Tàu vẫn chuyên làm nhãn hiệu giả, và đây là ngón nghề chuyên biệt của người Tàu. Một thí dụ điển hình là hộp kẹo với nhãn hiệu "tangerine candy"
cùng với một số món hàng khác; tất cả đều mang nhãn hiệu giả. Vào tháng 5 vừa qua, các viên chức Hoa-kỳ cảnh báo giới tiêu thụ về cá sư (monkfish) nhập cảng; đặc biệt cái đuôi của loại cá này dòn và béo, rất hợp với khẩu vị của nhiều người. Ăn loại cá này vào là có cơ nguy dẫn đến bệnh tật trầm trọng, ngay cả chết vì nguyên con cá được tẩm chất độc tetrodotoxin. Theo báo cáo của cơ quan Kiểm phẩm, tất cả 282 hộp cá sư, mỗi hộp nặng 22 cân, đã được phân phối đến California, Illinois, và
Haiwaii trong tháng 9, năm 2006.
Hãm Tuột Dốc
Khi mặt hàng nội địa được giới tiêu thụ chiếu cố vì an toàn hơn thì giới sản xuất không những phải chấp nhận một tình trạng không thuận lợi về thuế mà còn phải chấp hành một hệ thống quy tắc khổng lồ. Ðây là hai nguyên do làm giảm bớt lợi nhuận mà giới sản xuất sẽ chuyển hết chi phí này vào giá thành cho
người tiêu thụ. Học viện Competetive Enterprise vừa đăng tải bài viết nhan đề Ten Thousand Commandments 2007:
An Annual Snapshot of the Federal Regulatory State của Clyde Wayne Crews, trong đó ông trình bày một hệ thống quy tắc liên bang đã làm tổn phí người dân Hoa-kỳ lên đến 1.400 tỷ (1.4 trillion) vào năm ngoái.
Hoa-kỳ có truyền thống gìn giữ một chính sách cạnh tranh lành mạnh. Năm 1952, Harold R. Bruce, một giáo sư tại đại học Dartmouth, viết trong cuốn American National Government:
"Chính sách này bắt nguồn từ cốt lõi truyền thống chính trị dân chủ của tính bình đẳng của cơ hội và trong niềm tin về sự tiến triển kinh tế cũng như hiệu năng được xiển dương qua việc khuyến khích cạnh tranh." Trừ phi Hoa-kỳ trở về với truyền thống "bình đẳng của cơ hội" bằng cách loại bỏ hợp lý những quy ước của môi trường kinh doanh và nghiêm chỉnh nêu rõ sự mất thăng bằng của cán cân mậu dịch, nếu không nó sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước Tàu.
Sự nguy hiểm vẫn còn đó. Một khi hàng hóa của Tàu tràn
ngập thị trường tiêu thụ Hoa-kỳ với phẩm chất dưới tiêu chuẩn và độc chất nhiễm bẩn trong hầu hết các mặt hàng thì một câu hỏi thiết yếu đặt ra là - việc nhà nước Tàu dùng hệ thống nhập cảng hiện hành của chúng ta cố ý bỏ các độc chất vào nguồn cung cấp thực phẩm như một điệp vụ chiến tranh liệu có khó khăn lắm không? Với những chồng hồ sơ dày cộm về sự dã man và tinh thần chủ nghĩa bành trướng của nhà nước Tàu hiện nay thì còn lý do nào mà không
tin rằng họ sẵn sàng đầu độc chúng ta qua nguồn thực phẩm, một khi có chiến tranh xảy ra? Cho đến khi chính phủ Hoa-kỳ phải cứng rắn nhiều hơn nữa trong việc ngăn ngừa những mặt hàng độc hại nhập vào nội địa, và đảo ngược tối đa cán cân mậu dịch hiện đang thâm thủng nghiêm trọng, thì người tiêu thụ đành phải khôn ngoan tự lo liệu lấy cho mình.
MICHAEL E. TELZROW
Sơn Nghị dịch
=END=
7- Ðời Sống Quanh Ta
- Bệnh nghiện nổi tiếng: Cả "ngôi sao" hay người thường ai cũng nhiễm
Tại sao Paris Hilton luôn muốn nổi đình nổi đám và ai cũng đều chú ý quan sát cô ta?
Miki Turnet
(MSNBC)
Minh Trang phỏng dịch
(VNN)
Tại sao chúng
ta lại quan tâm
quá mức về Paris Hilton đến như vậy? Cũng như tại sao cô ta luôn muốn nổi đình đám?
Vì danh vọng.
Những ai thèm
muốn danh vọng thường là những người không có được danh vọng. Những ai đã có danh vọng lại không thể nào kiểm soát được bản thân. Có người bị cuốn hút bởi danh vọng của người khác đến mức mất cả tự chủ bản thân.
Khó có thể cải thiện tình thế khi mà lúc nào xung quanh bạn cũng đầy rẫy thông tin tuy đa dạng nhưng vô nghĩa của những người nổi tiếng và giàu có. Khó có thể hình dung cuộc sống xung quanh sẽ như thế nào khi không có tin tức hằng ngày về Paris, Nicole, Lindsay hay Britney. Chúng ta muốn họ trở nên tốt hơn mỗi khi thấy họ trở nên hư hỏng - và thật sự hiện nay họ đang rất hư hỏng - nhưng dù thậm chí họ không làm gì đi nữa, chúng ta vẫn không cảm thấy thoả mãn.
Theo nhà tâm lý học Bethany Marshall, thông tin của Hilton tuy có vài điểm thú vị, nhưng hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên.
Marshall là tác giả quyển sách "Deal Breakers", khách mời thường xuyên của các chương trình trò chuyện, ông nói: "Người ta thích cô ấy dù cô ta
không làm gì cả, đa số người hâm mộ đều là thanh niên. Sự hấp dẫn khi được nổi tiếng tuỳ thuộc vào việc bạn là ai, không phải việc bạn đang làm gì. Trong thực tế, tôi cho rằng đó là những gì họ tìm thấy ở cô ta và tại sao họ yêu thích cô ta".
Cũng như những cơn nghiện khác
Theo một số nhà tâm lý học, nhu cầu cố hữu của con người là đua tranh với những ai có ảnh hưởng đến chúng ta, điều này hoàn toàn không hề khác thường. Danh vọng, cũng như rượu hay ma tuý, ESPN hay mua sắm, đều có thể gây nghiện.
Tiến sĩ Brinell Anderson Slocumb, nhà
tâm lý học Pasadena
chuyên nghiên cứu về các chứng nghiện, giải thích như sau: "Khi xem những nhân vật nổi tiếng, có tất cả mọi thứ - người ta cảm thấy đây là cơ hội để tạo ra cảm giác chinh phục mọi giới hạn của chính họ, thoả mãn nhu cầu của riêng họ".
Ðiều này có nghĩa là chúng ta ai cũng mong muốn được như Paris trước khi cô ta bị giam. Nhưng tuỳ trường hợp, cô ta lại càng trở nên nổi tiếng khi bị tống giam.
Tiến sĩ Robi Ludwig, tác giả quyển "Till Death Do Us Part:
Love, Marriage and the Mind of the Killer Spouse", người dẫn chương trình "Without
Prejudice" của GSN, nhận xét: "Những người nổi tiếng thu hút chúng ta vì họ cũng gần như là một biểu tượng. Biểu tượng đạt được giấc mơ Mỹ - hoặc có tất cả mọi thứ. Tôi cho rằng điều này thôi miên chúng ta. Những ai có vẻ như đạt được điều này thật ra lại chẳng có gì cả. Danh vọng chỉ là nhất thời. Những ai có được nó sẽ không có gì bảo đảm rằng họ sẽ mất nó. Do vậy đây chính là sự tái đi tái lại - chẳng khác cơn nghiện".
Tiến sĩ David Sloan Wilson, Tác giả quyển "Evolution for Everyone:
How Darwin's Theory Can Change the Way We Think About Our Lives", giáo sư sinh học, nhân chủng học tại SUNY - Binghamton, cũng tán thành nhận xét trên.
Wilson nói: "Tâm trí chúng ta thích nghi với một xã hội quy mô nhỏ và những gì đang xảy ra ngày nay đã vượt quá ranh giới của nó. Khao khát danh vọng đang phát triển, tương tự như thói quen ăn uống đang làm chúng ta trở nên phát phì".
Hai mặt của trò chơi danh vọng
Những người nổi tiếng có bị nghiện danh vọng hay không? Ludwig cho là có.
Marshall nói: "Một trong những mối lo ngại của những người nổi tiếng chính là việc họ có khả năng đánh mất danh vọng của họ. Nhu cầu này ngày càng trở nên cấp thiết. Cũng như những cơn nghiện khác, không thể làm điều gì với những gì xung quanh họ, do vậy danh vọng cũng là một công cụ cải thiện tâm trạng con người. Danh vọng làm cho người ta cảm thấy quan trọng hơn, giá trị hơn - và đó chính là vấn đề".
Có lẽ đây là một trong những lý do khiến cho ca sĩ Patti LaBelle luôn tìm cách tiếp cận người hâm mộ. LaBelle không chỉ tiếp chuyện mọi người, cô còn mời họ lên sân khấu cùng tham gia khi cô trình diễn.
Cô nói: "Từ lâu nay, tôi đã biết rằng việc giữ cho tình cảm phát triển là điều rất quan trọng, vì nếu một ngày nào đó bạn không còn được yêu mến, bạn sẽ hoàn toàn bị đảo lộn".
Ở tuổi 65, LaBelle đã đủ tỉnh táo để hiểu rõ sự phù du của danh vọng. Nhưng có những người hiện đang có tất cả mọi thứ - như Michael Jackson - lại chưa hiểu được điều này. Họ không nhận ra rằng tuy họ đang sống ngay tại con đường hạnh phúc, nhưng con đường sụp đổ cũng chỉ cách đó vài bước chân.
Slocumb nói: "Thông thường tôi cho rằng mỗi người đều có một nguyên nhân riêng để trở thành nổi tiếng. Có khi thuần tuý là tài năng, cũng có khi do cha mẹ là người giàu có hoặc nổi tiếng. Nhưng một khi họ đã bước vào giai cấp này, họ thường cho rằng cuộc đời họ sẽ mãi mãi như thế. Họ không phải đối mặt với giới hạn của cuộc sống. Nhưng chắc chắn họ cũng sẽ phải đối mặt với sự đòi hỏi ngày càng cao như những người bình thường khác. Danh vọng có thể làm cho bất kỳ ai trở nên phi thực tế"
Những cô gái ngoan đang hư hỏng
Thời điểm hiện nay chắc chắn là thời kỳ của những cô gái hư hỏng. Trong khi không ai có thể giải thích hiện tượng Paris Hilton, ngày nào cũng thấy cô ta trên truyền hình, trên báo hay trên Internet hay nghe có ai đề cập đến cô ta.
Ludwig nói: "Tôi cho rằng việc lớn lên trong ánh đèn màu là một hoàn cảnh rất khó khăn. Họ là những đứa bé không có tuổi thơ. Thực tế, họ đang ngày một trở nên nổi loạn trong mắt của mọi người. Họ có nhiều tiền, có nhiều điều kiện để có được mọi thứ một cách dễ dàng, một phần vì không có ai bên cạnh họ để kiềm hãm họ lại. Khi trở nên nổi tiếng, họ trở thành một sản phẩm để người ta lợi dụng. Trừ phi bạn biết cách lựa chọn đúng đắn, nhưng điều này là một điều rất khó đối với các cô gái ngày nay".
Nhưng ngay sau
khi Hilton học được bài học thì lại đến khi cô em gái nối gót của cô. Lindsay Lohan cô bé 21 tuổi, lại phải trở lại trung tâm cai nghiện chỉ sau một tuần rời khỏi nơi này. Một Nicole Richie biết ăn năn hối cải, giờ sẽ phải bị giam bốn ngày tại trại giam mà Hilton vừa ra. Và dù cho Britney Spears rất cố gắng để tránh phạm pháp, có lẽ cô ta cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Marshall nói: "Tôi cho rằng cô ta là người nghiện nặng. Khi cô ta cạo trọc đầu - bạn có thể nghĩ đến điều này - cô ta đã cắt rời mọi người ra khỏi cuộc đời của cô ta. Lindsay Lohan cũng làm như vậy. Bất cứ ai cản trở họ và kiềm hãm họ, họ sẽ tìm cách giải quyết ngay".
Marshall cho rằng danh vọng cũng chưa hẳn là nguồn gốc của sự việc. Ông nói: "Bạn cũng nên xét đến khía cạnh di truyền học, vì trong gia đình của Lindsay Lohan cũng đã có tình trạng này. Bạn cũng cần xem xét đến các yếu tố cá nhân và các mặt khác, vì đa số các cô gái đều trong độ tuổi từ 18 đến 21".
Esther Jeles, CEO của Aylet Inc., một công ty tìm cách thay đổi môi trường đa dạng thành môi trường tích cực thì cho rằng còn nhiều vấn đề khác cần phải xem xét.
Jeles nói: "Tôi từng xem xét tất cả mọi trường hợp đi xuống mà không hề có một hệ thống đánh giá nào phù hợp. Khi bạn hỏi những người đang xuống dốc rằng giá trị của họ là gì, họ khó có thể trả lời. Họ xem môi trường như giá trị. Nhưng nếu bạn nói chuyện với những người có một hệ thống đánh giá cụ thể, họ sẽ nhận thức rằng họ nhận được tình yêu, họ được thể hiện lòng biết ơn. Họ hiểu rõ giá trị của họ".
Tại sao người ta thích xem những vụ tai tiếng
Quan hệ của những người nổi tiếng không phải là chuyện mới lạ. Từ thập niên 20, nam diễn viên hài nổi tiếng Fatty Arbuckle từng bị bắt giữ vì tội danh hãm hiếp và mưu sát một ngôi sao mới nổi tên là Virginia Rappe nhưng sau đó cũng được thả. Trong thập niên 1940, người hùng phim hành động Errol Flynn cũng từng bị bắt giữ vì tội danh hãm hiếp, nhưng rồi cũng được thả. Tiếp đến là vụ bê bối của Elizabeth Taylor làm tan vỡ cuộc tình duyên của Eddie
Fisher và Debbie Reynolds trong thập niên 1960.
Giáo sư USC và nhà
văn Leo
Braudy, người từng viết rất nhiều quyển sách nói về danh vọng và những người nổi tiếng, ông nói: "Những gì thực sự thu hút chúng ta là việc không chỉ thích những nhân vật nổi tiếng mà còn muốn khám phá những hành vi vô tình của họ. Không ai quan tâm nếu như anh chàng gác cổng Phil nào đó làm sai, nhưng nếu Bill Clinton vô ý, ai cũng quan tâm". Ông hoàn toàn đúng. Ðó là lý do tại sao người ta rất thích đùa cợt về chuyện của Hilton khi cô bị bắt giam.
Marshall nói: "Tôi cho rằng bạn cũng nên xét đến sự ghen tị. Ghen tị là khi người ta có được cái bạn muốn có, trong khi bạn không thể có được. Chúng ta thường có xu hướng tấn công vào những đối tượng mà chúng ta ghen tị".
Braudy đồng ý với nhận xét trên. Ông nói: "Chúng
ta luôn có một mối quan hệ hai mặt với những người nổi tiếng. Một mặt, ta ngưỡng mộ và yêu thích họ, mặt khác chúng ta ghen tị với họ. Tôi cho rằng hai mặt này cũng tương tự như sự tồn tại giữa hai hành động: nịnh hót và thù hằn"
Có thuốc nào chữa được không?
Marshall nói: "Do nghiện danh vọng không được xem là một sự rối loạn tâm lý học do vậy không có công trình nghiên cứu nào nhằm mục đích chữa trị. Ðây chỉ là thói quen. Ðiều này cũng tương tự như tối nào bạn cũng uống rượu, bạn sẽ trở thành một con nghiện vô thức".
Slocumb thì cho rằng có thể chữa được điều này.
Bà nói: "Trong chương 4, tài liệu thống kê và chẩn đoán DSM4 dùng cho các chứng rối loạn tinh thần - không đề cập gì đến chứng nghiện danh vọng. Nếu có ai đến phòng khám của tôi và than phiền vì chứng này, tôi sẽ tìm cách điều trị, vì họ đang cảm thấy khó chịu. Do vậy chắc chắn là chúng ta có thể trị được, và tôi sẽ xem nó như một chứng nghiện thông thường. Nhưng hiện nay tôi chưa đọc được tài liệu nào xem đây là một chứng bệnh".
Jeles cũng đồng ý một phần.
Jeles nói: "Tôi biết và tôi cũng hiểu. Tôi đã nghiên cứu về điều này. Nó không phức tạp như ta tưởng. Xin nói rõ rằng chứng nghiện này chúng ta chưa đánh giá hoặc công nhận. Nếu bạn nghiện dù bất kỳ cái gì, đó cũng là một vấn đề cần phải giải quyết".
Phương tiện truyền thông có lỗi hay không?
Những người nghiện danh vọng thường có xu hướng đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông vì họ rất nhanh lẹ trong việc cung cấp thông tin trên truyền hình, các tạp chí lá cải, các tạp chí giải trí và giờ là TMZ.com.
Braudy nói: "Tôi cho rằng đây cũng là một vai trò tương đối nặng. Mỗi khi người ta hỏi tôi rằng tại sao chúng tôi quan sát những người nổi tiếng, tôi trả lời rằng mình không rõ tại sao. Những người nổi tiếng và phương tiện truyền thông hay đi đôi với nhau. Ðây là mối quan hệ mang tính biểu tượng. Bất cứ chỗ nào có chuyện, thì lập tức được đăng tin ngay, nhất là vào mùa hè. Họ cho rằng họ đem đến cho công chúng những gì người ta thích, nhưng công chúng lại không có quyền chọn lựa".
Wilson tán thành.
Wilson nói: "Tôi cho rằng phương tiện truyền thông hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc khuấy động mọi thứ chỉ vì lý do thương mại. Việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng có liên quan đến cả quyền của họ. Do ở đây có dây mơ rễ má với nhau, mỗi khi chạm vào một cái, bạn sẽ phải tiếp nhận cả những cái khác".
Nhưng Jeles thì
không hoàn toàn đổ lỗi cho truyền thông: "Tôi cho rằng phương tiện truyền thông chỉ là một dịch vụ nhằm cảnh báo cho chúng ta tình trạng thực tại theo cách của họ. Họ cảnh báo chúng ta về tình trạng văn hoá. Dù sao chúng ta cũng không cần thiết phải phát triển theo cách này".
=END=
8- Gương Xưa Tích Cũ
- Né Ðược Hay Sao
Mõ Sàigòn
(SGT)
Thầy Tăng Sâm là học trò của Ðức Khổng Tử. Ngày nọ, mới vào thưa với thầy rằng:
- Gặp thời nào thì
phải xuôi theo thời ấy. Gió chiều nào cờ phải phất theo chiều ấy. Nay tiết trời đang độ vào xuân, mà Sâm ở chốn này, thì chuyện nông gia cha hiền khó chơi hết, nên Sâm muốn vắng ít tuần về giúp mẹ giúp cha. Chẳng hay ý thầy lui hay tới?
Khổng Tử đảo mắt nhìn đám học trò, rồi vuốt râu đáp:
- Làm con nên vì cha mẹ mà chết. Làm
tôi nên vì chúa mà hy sinh. Ấy mới là người quân tử. Nay ngươi hiểu được lẽ này, và lại muốn thể hiện nó ra, thì với bản thân ta vui lòng lắm vậy.
Bất chợt có Bật Tử Tiện đứng gần bên, buột miệng nói:
- Thầy dạy: Làm con nên vì cha
mẹ mà chết. Lỡ... chết thiệt rồi, thì phụng dưỡng ai lo? Chẳng lẽ phải ngửa tay trông nhờ nơi bá tánh?
Khổng Tử khựng người đi một chút, rồi yếu ớt đáp:
- Cuộc đời mỗi người như thể món ăn. Khi thêm đường, khi bớt muối, khi để nguội khi hâm, thì hiếu thảo với mẹ cha cũng tuồng y như rứa.
Tử Tiện bỗng đực mặt ra, ngơ ngác nói:
- Thầy dạy vậy nghĩa là làm
sao?
Khổng Tử bực bội đáp:
- Ngươi theo ta đã năm năm mà chẳng hiểu gì cả, thì trước là phụ rẫy ơn sâu, sau với tương lai cũng mờ căm u tối.
Ðoạn, khoát tay áo đứng dậy mà nói rằng:
- Làm con nên vì cha mẹ mà chết. Ngươi
chỉ thấy chữ chết mà quên mẹ chữ... nên, mà một khi đã gọi là nên thì có gì mà ép buộc. Ngươi đã hiểu chưa?
Ngày nọ, thầy Tăng Sâm về đến nhà, gặp cha là Tăng Tích đang lai rai với củ kiệu giá dưa, bèn sà vô nói:
- Con theo thầy học đạo. Lâu lâu mới về, mà thấy cha vẫn bình thản đưa cay. Thiệt là hết ý.
Tăng Tích ngửa cổ ực một cái, rồi cười to đáp:
- Rượu không cần nhiều mà chỉ cần cao độ. Mồi chẳng cầu sang mà cốt tiện bên mình. Nay ta mát tận tim gan, thì phải phát
tâm mần cho sung sướng.
Qua ngày mai, Tăng Sâm đi cùng với cha ra
bừa cỏ ruộng dưa, lỡ tay làm đứt mất ít rễ. Tăng Tích tím cả mặt mày, tức tối hét:
- Mẹ nó! Rễ đứt thì cây không lớn. Cây không lớn thì làm sao có dưa? Mà một khi không có dưa thì tiền đâu mua rượu? Mà không có rượu thì cuộc sống còn gì
vui. Thiệt là đồ bất hiếu!
Rồi sẵn cây gậy đang nắm chặt trong
tay, liền quất vào lưng Tăng Sâm một cái. Sâm đau quá ngã gục xuống, mãi một lúc sau mới lần hồi tỉnh lại, thì cha đã lặn mất tiêu, liền lo âu nói:
- Lỡ tay một chút mà
cha đối xử kiểu này, thì thiệt là khó hiểu như... tìm lá diêu bông. Làm sao khoan khoái?
Rồi gắng gượng lê lết về nhà, vừa thở vừa nói:
- Nếu chịu nhiều đau đớn, trái ngang trong đời, thì người đàn bà chịu đựng nhiều hơn người đàn ông, nhưng ta không phải là đàn bà. Hà cớ chi lại tang thương nhiều như thế?
Lúc về đến nơi, gặp mẹ đang lui
cui nhổ rau ở cổng trước, liền sụt sùi nói:
- Ðối với mẹ, vật ngoại thân với con.
Cái nào nặng hơn?
Tăng thị sửng sốt đáp:
- Cái đó cần chi phải hỏi, bởi con là
huyết nhục, còn cái nọ chỉ bỏ tiền ra mua. Mần răng so sánh?
Tăng Sâm nghe vậy, liền đưa
tay đè lên ngực, uất ức nói:
- Chỉ vì một phút sơ ý làm rễ cây bị đứt, mà cha đánh con như vầy, thì phụ tử tình thâm. Ắt chỉ thấy nằm trên... sách báo!
Tăng thị vội liệng ngay đám rau xuống đất, rồi chạy lại bên con, bịt miệng nói:
- Tùy lúc, tùy chuyện. Không
phải sự thực nào cũng nói ra. Sao con lại có thể sơ suất mần như rứa?
Tăng Sâm không chịu, đáp:
- Một cây dưa bao
nhiêu là rễ. Ðứt một ít rễ nào đã hại gì dưa, mà nỡ đánh con làm vậy. Lỡ có bề gì, thì ít nữa tuổi hạc cao cao. Người đâu săn sóc?
Tăng thị hết nhìn
con, rồi nhìn vào thư phòng, khổ sở nói:
- Kẻ thù hại ta, ta
có thể tránh được. Còn người thân yêu định hại ta, thì thiệt là khó tránh. Nay cha lấy gậy mà phang vào lưng con,
là một cách coi con như người thân yêu vậy. Con đã không hiểu đặng ý cha, lại buông lời trách móc, thì thiệt uổng phí cho công mang nặng đẻ đau. Ngàn hôm bú mớm.
Ðoạn, nắm lấy tay của Sâm mà
nói rằng:
- Lưng con cứng nên gậy... dội lại tay
cha, khiến mẹ phải bôi dầu thêm xoa bóp. Nếu cha có mệnh hệ nào, thì cho dù con có lập đàn giải oan, cũng chẳng tránh được miệng đời truy xét.
Tăng Sâm nghe mẹ phân giải rạch ròi như vậy, hồn vía vụt lên
mây, hoảng hốt nói:
- Ðể tránh đi miệng đời thêu dệt, thì con phải làm sao?
Tăng thị nhỏ giọng đáp:
- Cha thích nhạc, mà lại khoái
nghe những bài dang dỡ, như Nghẹn ngào hay Tôi đưa em sang sông. Bây giờ con chạy vào thư phòng. Trước là xin lỗi cha, sau... phát tâm ca cho lòng cha vui thích, thì chuyện lớn hóa nhỏ. Chuyện nhỏ hóa
không. Chuyện đứt rễ cây sẽ chẳng nhằm chi hết ráo.
Sâm nghe vậy, liền chạy vào thư phòng,
quỳ trước mặt cha mà thưa rằng:
- Lúc nãy con có tội, đến nỗi cha phải đánh làm đau cả tay cha. Thực là lỗi đạo. Nay con xin hát bài Áo em chưa mặc một lần, với ước vọng cha đổi giận làm vui, cho đời con... thôi sóng!
Rồi đến góc
phòng, lấy cây đàn một dây, vừa chơi vừa hát, khiến Tăng thị đang ở khe cửa nhòm vô. Mừng mừng bảo dạ:
- Cũng lời nói ấy mà áp dụng đúng với hoàn cảnh, sẽ đem lại lợi ích vô
cùng to lớn, nhưng cũng lời nói ấy mà áp dụng không đúng với hoàn cảnh, thì chẳng những làm cho lời ấy mất giá trị, mà còn có thể gây tai hại về sau. Không lường khó đoán.
Rồi mãn nguyện nói:
- Nhỏ nghe mẹ. Lớn nghe vợ. Làm được hai điều này, thì hạnh phúc ở chỗ trần ai, sẽ nhào vô ôm tới.
Một thời gian
sau Tăng Sâm về với thầy, gặp lúc Khổng Tử đang ngồi nhậu thịt rắn với đám môn sinh, bèn bực bội không cho vào. Thầy Mạnh Tử thấy vậy, mới ngạc nhiên hỏi:
- Tăng Sâm về nhà giúp
cha mẹ, là thể hiện đạo làm con. Hà cớ chi thầy lại bực tràn ra như thế?
Khổng Tử lớn tiếng gắt:
- Một đứa con hiếu thảo phải biết mình,
hiểu người. Rõ được lúc nào cha mẹ vui, thấu được lúc nào cha mẹ buồn, đặng... chia bài cho đúng. Còn thằng này.
Trên thì làm mất mặt ta, dưới xác thân lại trân mình chịu trận, thì cho dù ta có chay tịnh quanh năm, cũng khó
lòng không nóng!
Lúc ấy, có Tử Tiện đang đứng gần bên, nghe vậy, liền ghé miệng vào tai thầy Mạnh Tử, mà nói rằng:
- Người ta gặp tai nạn mà
không giúp là bất nhân. Cùng nhậu với nhau dài dài mà ngậm miệng im ru
là cái phường bất nghĩa. Nay Tăng Sâm về nhà giúp cha mẹ. Nào đã lỗi chi? Sao lại bị thầy bắt... nhìn thôi không uống?
Mạnh Tử. Phần thì
lòng chẳng đặng yên, phần lại thấy Tử Tiện bàn nghe cũng phải, bèn hít vội hơi sâu, mà thưa với thầy rằng:
- Ðã có lần bên hồ Trúc bạch, uống xị nếp than,
thầy nhìn đám môn sinh mà vui cười dạy bảo:
"Bản tính con người mới đầu bao giờ cũng lương thiện và tốt đẹp. Còn những kẻ làm điều quấy chẳng qua là do lòng ham muốn quá mạng mà ra.
Nay muốn làm điều phải, tránh xa điều trái, thì chẳng những phải sửa tánh tu tâm, mà còn phải cố làm điều thiện cho thiệt nhiều thêm nữa. Cầm bằng như lòng muốn sửa đổi mà không biết phải bắt đầu từ chỗ nào, thì trước là... hỏi vợ, sau chạy tới tìm ta, mà giả như chưa vợ mà cũng không kiếm được ta, thì cứ tự tại an nhiên chơi thêm vài cú nữa...". Nay Tăng Sâm chưa dính chuyện thê nhi, mà lại may gặp thầy ngay trước mặt, thì xin thầy mở lượng bao dung, chỉ bày cho biết.
Rồi hối nhà bếp mang rượu thịt thêm lên, để thầy dzô cho tới, cùng bảo Tử Tiện gọi Tăng Sâm vào, xin thầy răn dạy. Sâm lật đật chạy vô, vừa đi vừa nói:
- Ðệ về nhà giúp cha mẹ. Ăn chẳng dám
no. Ngủ không hề yên giấc, mà thầy giận không cho đệ nhậu, là cớ làm sao?
Tử Tiện hoảng hốt đáp:
- Nhậu là chuyện nhỏ. Thầy đuổi mới là chuyện lớn. Mau
vào tạ tội đi, kẻo để lâu lại sinh điều lắm chuyện.
Sâm vào quỳ phục trước mặt Ðức Khổng Tử, thống thiết nói:
- Lúc này, lòng của đệ tử ba bè bảy mối, rối như mớ bòng bong, nên không hiểu mình đã lỗi gì. Dám
xin ân sư khai mở cho thông, đặng để tử thành tâm sám hối.
Lúc ấy, Ðức Khổng Tử mới hắng giọng một cái, mà
nói rằng:
- Ngày trước, vua
Thuấn đời nhà Ngu, phụng sự cha là Cổ Tẩu. Lúc cha vui thì ở ngay bên cạnh. Khi
chung trà, khi chén rượu, khi xập xám lai rai. Phải nói là chân thành hết ý. Gặp lúc
ngày cha ể mình muốn giết, thì lên tuấn mã mà chạy. Cha đánh bằng roi vọt, thì mang áo giáp mà đỡ. Cha đánh bằng gậy gộc cây to,
thì cứ chạy quẩn chạy quanh cho cha bớt vơi phần sức lực. Thế cho nên ông Cổ Tẩu dù sống được chín mươi, vẫn không mang tiếng là người thô lỗ, bởi... chưa bao giờ đánh trúng. Còn ngươi. Thỏa mãn cơn giận dữ của cha, bằng cách đưa thịt xương ra mà đỡ. Giả như trong lúc cao hứng mà lấy mất mạng của ngươi, thì chẳng những cha ngươi phải lâm vòng lao lý, mà đối với người đời lại phụ tử tình... không, thì chữ bất hiếu của ngươi
làm sao mà rửa được?
Ðoạn với tay chiêu liền một ngụm. Khà một phát rõ
to, rồi to tiếng nói:
- Người ta học một biết mười. Còn ngươi học một chưa biết được đến hai, thì thật uổng công cho ta phải ngày đêm đốc thúc!
Tăng Sâm nghe thầy phán vậy, lòng bỗng rét
run, u ớ nói:
- Ðệ tử không có liều mình để thỏa mãn cơn giận của cha. Xin thầy thương soi xét.
Khổng Tử trố mắt nói:
- Cha già, con trẻ. Nếu ngươi
không cố tâm chịu trận, thì lẽ nào đánh trúng mà tin được hay sao?
Tăng Sâm khổ sở đáp:
- Ðệ tử bị đánh lén
sau lưng, nên nằm thẳng cẳng là vì duyên cớ đó!
=END=
**********************************